Hiển thị các bài đăng có nhãn Bệnh về xương khớp. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bệnh về xương khớp. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 9 tháng 4, 2015

Dấu hiệu thoái hóa cột sống ở dân văn phòng


Sau sinh hai con, chị Phượng thường cảm thấy đau lưng khi trời trở lạnh. Chị bất ngờ khi được bác sĩ chẩn đoán thoái hóa cột sống, bởi mới ngoài 30 tuổi.
Anh Hải 29 tuổi ở quận 4, TP HCM, cũng thường xuyên cảm thấy đau hai hố mắt vào buổi sáng, đôi khi hoa mắt, nhức đầu ù tai. Anh nghĩ mình bị bệnh về mắt do dạo này dùng máy tính nhiều. Sau một ngày làm việc ở công ty, tối về nhà anh lại cầm iPad xem báo hoặc phim ảnh giải trí. Anh thường kê cao gối nằm xem. Khám tổng quát, anh rất ngạc nhiên bởi không phải bệnh về mắt mà bị thoái hóa cổ do thường xuyên sinh hoạt và làm việc không đúng tư thế.
Bệnh thoái hóa cột sống chủ yếu do ngoại cảnh và môi trường tác động. Chế độ ăn uống không hợp lý, không đầy đủ, thiếu chất; làm việc quá sức, lao động nặng quá sớm, mang vác nặng từ nhỏ, khi mà khung xương còn đang trong giai đoạn phát triển, chưa định hình, hoàn thiện; hay phương pháp tập luyện thể dục thể thao không hợp lý... chính là những nguyên nhân làm khiến bệnh có xu hướng phát triển sớm. Ngồi học, ngồi làm việc trong thời gian lâu cùng những động tác uốn, cong sai quy cách hay thậm chí việc thiếu ngủ cũng là các nguyên nhân gây thoái hóa cột sống.Chia sẻ trong buổi nói chuyện mới đây tại Nhà Văn hóa phụ nữ TP HCM, bác sĩ chuyên khoa II Lê Thị Tuyết Nhung thuộc Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP HCM cho biết, cũng như tóc bạc, da nhăn, loãng xương… thoái hóa cột sống là căn bệnh mà hầu hết mọi người mắc phải, vấn đề là thời gian. Thoái hóa cột sống thường xuất hiện ở lứa tuổi 35-40, bệnh đang có xu hướng trẻ hóa, đặc biệt đối với dân văn phòng.
Cột sống là toàn bộ khung đỡ của cơ thể. Theo năm tháng, cột sống bị yếu đi, lão hóa và sức nâng đỡ kém. Sự thoái hóa làm cho bao xơ của đĩa đệm bị giòn và nứt nẻ, tạo khe hở cho nhân nhày ở bên trong thoát ra ngoài, gây nên thoát vị đĩa đệm. Các dây chằng thoái hóa cũng bị giòn, giảm độ đàn hồi, phình to ra, chất vôi lắng đọng lại hoặc hóa xương trở nên sần sùi, chèn ép vào các rễ thần kinh trong ống sống hoặc trong lỗ liên hợp, chèn vào các đầu dây thần kinh có trong dây chằng gây triệu chứng đau.
Thoái hóa cột sống bao gồm thoái hóa cột sống thắt lưng và thoái hóa cổ. Nếu bị ở thắt lưng, người bệnh thường đau phần dưới của lưng âm ỉ, có thể đau đột ngột sau khi mang vác nặng, sau khi vận động nhiều, sau khi thay đổi tư thế hoặc thay đổi thời tiết. Đau liên tục hoặc từng đợt, hay tái phát, có khi đau phối hợp với đau thần kinh tọa. Cột sống thắt lưng có thể biến dạng, vẹo làm hạn chế vận động. Nếu được nằm nghỉ, người bệnh thường giảm đau.
Nếu thoái hóa vùng cổ, bệnh nhân sẽ thấy nhức đầu vùng thái dương, trán, hai hố mắt vào buổi sáng; có khi tê tay do đám rối thần kinh cánh tay bị chèn ép; kèm theo chóng mặt, ù tai, nhức đầu, hoa mắt; cột sống cổ biến dạng, vẹo, hạn chế vận động, co cứng cạnh cổ. Đau vùng cổ gây cấp hoặc mãn, hạn chế vận động, đau tăng khi mệt mỏi, căng thẳng, lao động nặng hay khi thay đổi thời tiết.
Nguyên tắc điều trị chung của bệnh bao gồm giảm đau như nghỉ ngơi, tập các bài tập nhẹ nhàng, dùng thuốc giảm đau thông thường như paracetamol hoặc thuốc kháng viêm, giảm đau không steroide. Đặc biệt, áp dụng các phương pháp phòng ngừa bệnh và phòng ngừa biến chứng là quan trọng nhất.
Lưu ý để phòng ngừa bệnh thoái hóa cột sống:
- Tránh các tư thế xấu trong sinh hoạt, lao động gây đau như ngồi lâu, đứng lâu một tư thế. Khi đi máy bay hay đi ôtô đường dài, tư thế ngồi đúng nhất là ngả lưng ghế ra sau khoảng 15 độ và ngồi dựa vào lưng ghế.
- Tránh mang vác nặng quá mức hoặc các động tác quá mạnh, đột ngột và sai tư thế. Tránh gây căng thẳng lên cột sống.
- Sử dụng kỹ thuật thích hợp khi phải nâng vật nặng hay tham gia vào các môn thể thao mạnh mẽ.
- Để giữ cho cột sống của bạn luôn luôn khỏe mạnh, nên thực hiện các bài tập tác động thấp như đi bộ hoặc bơi lội. Tập yoga nhẹ nhàng cũng có thể giúp cột sống mạnh mẽ và linh hoạt. Có thể tập các bài tập cho cổ và lưng nhẹ nhàng ngay tại nơi làm việc hoặc ở nhà. Cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu một chế độ tập luyện.
- Dinh dưỡng tốt cũng giúp sức mạnh hỗ trợ cột sống. Ăn các thức ăn có nhiều chất xơ và ít chất béo sẽ làm giảm khối lượng cơ thể để cột sống chỉ phải nâng đỡ một khối lượng ít hơn. Thực phẩm như cá, các loại hạt, rau lá xanh có hàm lượng cao omega và chất chống oxy hóa đều có ích cho sức khỏe của khớp và đĩa đệm.
- Không nên hút thuốc vì các độc tố và chất nicotine trong thuốc lá ngăn chặn đĩa đệm của bạn hấp thu vitamin và chất dinh dưỡng.
- Nên ngủ đủ giấc, ngả lưng một chút trong buổi trưa cũng rất quan trọng. Tốt nhất nên có gối mỏng để tránh đau cổ.
- Phát hiện sớm các dị dạng cột sống để có biện pháp chỉnh hình nội khoa hay ngoại khoa thích hợp.
- Điều trị tốt các bệnh dễ gây tổn thương đốt sống như viêm đĩa đệm đốt sống.
Theo bác sĩ Nhung, nếu có cách sống, sinh hoạt hợp lý, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ thì sẽ không còn lo ngại về bệnh này.
Hotline: 0936 878 604 MR Tài
Địa chỉ: Thôn 6, Xã Gia Viễn, Cát Tiên, Lâm Đồng
16:25 - By Unknown 0

Thứ Tư, 8 tháng 4, 2015

Đông y chữa bệnh viêm khớp

Đông y chữa bệnh viêm khớp


y học cổ truyền gọi là “chứng tý” hiện nay là một loại bệnh rất hay gặp, biểu hiện của bệnh là đau nhức sưng tấy hoặc nóng đỏ ở các khớp xương hay cơ gân; nhiều chỗ hay một chỗ, có khi kiêm cả tê dại nặng nề, bệnh thường liên miên khi khí hậu thay đổi (lạnh) thường phát nặng hơn.

Khác với bệnh phong, hàn và thấp đơn thuần, đặc điểm của là đủ cả 3 khí phong, hàn và thấp kết hợp lại thành bệnh, cho nên người xưa biện chứng nhận xét trong 3 khí, khí nào nhiều hơn, để chia ra 3 loại mà điều trị, như: Bệnh di chuyển từ nơi này qua nơi khác, là do phong khí nhiều, nên gọi là phong ý (hành tý). Đau nhức kịch liệt và liên tục là do hàn khí nhiều, nên gọi là hàn tý (thống tý). Đau cố định một chỗ mà kèm có nặng nề tê dại là do thấp khí nhiều, nên gọi là thấp tý (trước tý). Lâu ngày, phong hàn thấp hóa nhiệt kết hợp với âm hư gây nên thể “nhiệt tý” là những đợt cấp diễn của thấp khớp kinh. Tổng hợp cả 4 thể trên quy nạp lại có 2 loại chính như sau:
Loại cấp tính:
Phát bệnh đột ngột sưng tấy nóng đỏ, đau nhức kịch liệt hoặc phát sốt hoặc có khát nước, buồn bực khó chịu, rêu lưỡi nhờn mỏng, mạch phù sác hoặc khẩn.
Phép chữa: Khu phong, tán hàn, trừ thấp, thanh nhiệt.
Bài thuốc: Rễ gối hạc 16g, lá đơn mặt trời 12g, đơn tướng quân 12g, lá bạc thau (sao) 12g, dây kim ngân 10g, ké đầu ngựa 16g, lá thông 8g.
Cách thêm bớt: Nhận thấy phong nhiều, thêm: vòi voi 16g, kinh giới 12g.
Nhận thấy hàn nhiều, thêm: tỳ giải 16g, thổ phục linh 16g.
Cách dùng: Cho vào 600ml nước, sắc lấy 200ml lọc trong, chia làm 3 lần uống, trước khi ăn và khi ngủ.
Loại mạn tính:
Bệnh phát từ từ hoặc ở cấp tính chuyển qua mạn tính, đau nhức nhẹ, không sưng hoặc có sưng mà da bình thường không tấy đỏ, không nóng, có khi ngoài da có chỗ tê dại, tay chân co duỗi khó khăn hoặc không vận động được, thay đổi thời tiết thì đau hơn, rêu lưỡi trắng nhờn hoặc vàng, mạch có khi trầm hoãn, có khi nhu hoãn.
Phép chữa: Khu phong, tán hàn, trừ thấp và chú ý đến bồi bổ cơ thể.
Bài thuốc: Nam đằng (sao vàng) 12g, găng bầu 12g, rễ gối hạc 12g, rễ bươm bướm 12g, rễ rung rúc 8g, tơ mành 8g, cử thiên tuế 16g, tầm gửi cây ruối 12g. Ăn kém thêm: Ý dĩ 20g; Huyết kém thêm: rễ gấm (vương tôn) 16g.
Bài thuốc chữa chung cho cấp tính và mạn tính: Rễ độc lực (tầm sọng) 240g, rễ và dây lá lốt 120g, rễ cỏ xước 80g, rễ cà gai leo 80g, thiên niên kiện 40g, quế chi 40g, rễ gấc hoặc dây mặt quỷ 80g, rễ rung rúc 80g, rễ bộ nảy.
Cách dùng: Đổ 2 lít nước, sắc lấy 500ml, cho thêm đường và 1/10 rượu vào. Mỗi lần uống 20ml, ngày 3 lần uống trong 10 ngày.
THẢO DƯỢC GIA TRUYỀN DOCTOR NINH
Hotline: 0936 878 604 MR Tài
Địa chỉ: Thôn 6, Xã Gia Viễn, Cát Tiên, Lâm Đồng
15:16 - By Unknown 0

Bệnh viêm khớp nên ăn gì?

Bệnh viêm khớp nên ăn gì?

Ăn uống cân bằng, khoa học và duy trì cuộc sống hoạt động không chỉ tốt cho tất cả mọi người mà còn rất có lợi cho nhóm người mắc viêm khớp. 6 dưỡng chất dưới đây là nhóm các hợp chất rất hữu ích cho người mắc viêm khớp, nhất là được bổ sung qua con đường ăn uống.

1. Axít béo Omega-3
Axít béo Omega-3 là hợp chất rất hữu ích cho cơ thể, nhất là cho các khớp gối, là nhóm mỡ đặc biệt mà cơ thể con người không sản xuất được. Cơ thể cần đến loại mỡ này để tập hợp tế bào, tạo ra các hợp chất dạng hormon có tên là Leukotrienes nhằm chặn đứng nguy cơ gây viêm nhiễm, thủ phạm tạo ra bệnh loãng xương. Theo rất nhiều nghiên cứu thì bổ xung axít béo Omega-3 có tác dụng rất tích cực cho những người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp. Nguồn hợp chất hữu ích này có nhiều trong cá biển như cá ngừ, cá hồi, cá kiếm, thực phẩm dạng hạt, đậu đỗ, rau xanh, dạng lá, đầu thực vật… Không nên dùng quá liều, nhất là ở dạng thuốc bổ. Nên chuyển từ thói quen dùng dầu ngô sang dầu canola có chứa nhiều axít béo Omega-3, còn dầu ngô chứa nhiều axít béo Omega-6. Nhưng cũng không nên ăn quá nhiều cá hồi và cá ngừ đóng hộp, khoảng 400 gam là an toàn. Riêng nhóm bệnh gút, một dạng đặc biệt của bệnh khớp do dư thừa axít uric thì tránh ăn  cá biển vì nó có chứa nhiều chất purines, thủ phạm làm tăng chỉ số axít uric.
2. Vitamin C
Vitamin C thường bị đánh giá quá thấp trong trường hợp mắc bệnh thấp khớp. Vitamin C không chỉ có tác dụng bảo vệ collagen, một hợp chất rất cần cho khớp mà còn giúp cơ thể khử độc, nhất là các gốc tự do, thủ phạm tàn phá các khớp gối. Do vậy, nếu thiếu Vitamin C và các dưỡng chất chống oxi hóa khử, bệnh tình sẽ nặng thêm.

Có nhiều trong loại hoa quả chua như cam, chanh, khế… Nên bảo quản trong tủ lạnh để bảo toàn dưỡng chất. Mỗi ngày cơ thể cần khoảng 60mg, riêng bệnh khớp có thể dùng liều cao nhưng không được quá 500mg vì lý do là dùng liều cao sẽ làm tăng hàm lượng salicylat trong máu và cản trở quá trình hấp thụ các loại dưỡng chất hữu ích khác.
3. Vitamin D
Có thể bổ xung Vitamin D bằng cách tắm nắng, do tia cực tím có thể chuyển hóa các loại dưỡng chất dư thừa có trong cơ thể thành dưỡng chất hữu ích, trong đó có Vitamin D. Theo nghiên  cứu thì phần lớn những người mắc bênh thấp khớp là do thiếu hụt Vitamin D, ngoài ra Vitamin D còn có tác dụng ngăn ngừa bệnh loãng xương và bảo vệ sức khỏe cho các khớp gối, nhất là tăng cường collagen. Mỗi tuần nên tắm nắng 2-3 lần, mỗi lần từ 10-15 phút; có thể thực hành bằng cách đi bộ, chạy bộ, chơi bời ngoài trời. Ngoài tắm nắng, có thể bổ xung sữa, bơ, kẽm… Nguồn Vitamin D từ ăn uống và tắm nắng là không gây hại nhưng nên nhớ Vitamin D là loại hợp chất hòa tan mỡ, nếu dùng quá nhiều sẽ tích lại trong cơ thể, gây độc cho các mô, thận và tim,
4. Vitamin E
Giống như Vitamin C, Vitamin E là loại dưỡng chất chống oxi hóa rất tiềm ẩn cho các khớp gối, tuy nhiên tác dụng so với Vitamin D thì thấp hơn. Có thể bổ xung bằng cách ăn uống: tăng cường ăn đậu nành, sử dụng dầu canola và các loại dầu có hàm lượng Vitamin E cao, tăng cường sử dụng cá, dầu cá, bắp cải, các loại rau dạng mầm…, tận dụng nước thực phẩm chế biến vì nó có chứa hàm lượng Vitamin E cao.
5. Các loại Vitamin nhóm B
Trong số này có Vitamin B6, folat là những hợp chất rất tốt cho cơ thể  con người. Nghiên cứu cho thấy có đến 90% phụ nữ mắc bệnh viêm khớp lẫn bệnh loãng xương. 90% canxi của cơ thể được tích trong xương và răng. Nếu  thiếu canxi, dễ mắc bệnh loãng xương, dòn xương và làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp. Phụ nữ thuộc nhóm có rủi ro mắc bệnh cao vì vậy khi đã vào tuổi trên 50 thì nên bổ sung liều 1.200mg/ngày, gấp đôi liều tiêu chuẩn. Có thể bổ xung bằng ăn uống, tăng cường uống sữa, thực phẩm chế biến từ sữa, rau xanh, hoa quả, nhất là bắp cải xúp lơ, các loại rau dạng màu… ăn cả xương các loại cá, nhất là cá hồi, cá xac-đi.
THẢO DƯỢC GIA TRUYỀN DOCTOR NINH
Hotline: 0936 878 604 MR Tài
Địa chỉ: Thôn 6, Xã Gia Viễn, Cát Tiên, Lâm Đồng 
15:09 - By Unknown 0

Một số món ăn trị bệnh xương khớp hiệu quả

Một số món ăn trị bệnh xương khớp hiệu quả

Đau nhức xương khớp luôn mang lại sự đau đớn vô cùng khó chịu cho người bệnh. Những món ăn đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn trị bệnh xương khớp đánh tan đau mỏi do bệnh mang đến.
Sung hầm thịt lợn
Đông y cho rằng, quả sung có tính bình, vị ngọt chát có công hiệu kiện tỳ, thanh tràng (tăng cường tiêu hóa, sạch ruột), tiêu thũng, giải độc, có thể sử dụng chữa viêm đau khớp, viêm ruột, kiết lỵ, bí đại tiện, trĩ, đau họng, mụn nhọt, mẩn ngứa…
Cách chế biến: Quả sung tươi 500g, thịt lợn nặc 100g, hầm trong 30 phút, ăn cả cái và uống nước canh. Hoặc lấy sung tươi 2 – 3 quả rửa sạch thái vụn rồi tráng với trứng gà ăn. Ăn hằng ngày có thế chữa bệnh đau khớp rất hiệu quả.

Thịt dê nấu cà rốt
Thịt dê 0,5kg, 200g cà rốt, các gia vị vừa đủ. Cà rốt, thịt dê rửa sạch thái miếng, thịt dê ướp gừng tươi, rồi xào trong chảo dầu nóng độ 5 phút, sau đó cho vào chút rượu, nước tương, gia vị và nước vừa đủ, nấu đến chín mềm. Sau đó cho vào nồi đất cùng vỏ quýt và 3 chén nước, nấu với lửa lớn đến sôi thì hạ nhỏ lửa, đến khi thật nhừ, lấy ra dùng kèm trong bữa cơm.
Thịt bò xào lá lốt
thịt bò 300g, lá lốt 50g, tỏi, gừng, hành, nước mắm, bột ngọt (mì chính) vừa đủ, rượu 1 ly nhỏ. Thịt bò rửa sạch, thái lát mỏng, ướp với hành, gừng, tỏi, mì chính, nước mắm ngon và rượu. Lá lốt rửa sạch thái ngắn. Phi tỏi cho thơm, thịt bò đã ướp gia vị cho vào xào nhanh tay, cho lá lốt vào xào tiếp trên lửa to, nêm gia vị xào thêm một lát là được. Ăn nóng cùng với cơm, dùng 3 – 4 lần một tuần.
Thịt chó hầm đỗ trọng, nam tục đoạn
Thịt chó lọc bỏ xương 400g, đỗ trọng 15g, nam tục đoạn 16g, riềng, mẻ, mắm tôm, mì chính vừa đủ, nước dừa 30ml, thêm một ít trần bì. Thịt chó thái miếng vừa, cho vào nồi cùng riềng mẻ, mắm tôm, mì chính, nước dừa, trộn đều. Đỗ trọng, nam tục đoạn cho vào nồi đổ 1 bát nước nấu sôi kỹ, rót lấy 40ml nước thuốc cho vào nồi thịt, trộn đều, ướp trong 30 phút, cho lên bếp hầm trong lửa nhỏ khoảng 1 giờ rưỡi là được.
Bí xanh nấu sườn
Bí xanh 500g, xương sườn lợn 250g, nấu canh ăn, nên ăn nhạt, dùng chữa giai đoạn phát cơn, chủ yếu là giai đoạn sưng, ít nóng đỏ, hoặc giai đoạn giải trừ bệnh để giữ gìn sức khỏe, phòng tái phát.
Dấu hiệu chứng tỏ bạn bị bệnh xương khớp
– Đau khớp khi vận động.
– Sưng khớp xương.
– Khớp phát ra tiếng động khi di chuyển.
– Yếu cơ bắp xung quanh các khớp.
– Đau nhức và khó cử động tay.
THẢO DƯỢC GIA TRUYỀN DOCTOR NINH
Hotline: 0936 878 604 MR Tài
Địa chỉ: Thôn 6, Xã Gia Viễn, Cát Tiên, Lâm Đồng
15:02 - By Unknown 0

3 bệnh về xương khớp thường gặp

3 bệnh về xương khớp thường gặp

 Bệnh đau khớp (viêm khớp) là một dạng rối loạn tại khớp được đặc trưng bởi hiện tượng viêm dẫn đến tình trạng sụn ở khớp xương bị ăn mòn.

Người mắc bệnh thường diễn tiến kéo dài ảnh hưởng tới cuộc sống và sinh hoạt của nhiều người. Một số bệnh còn gây tàn phế, giảm tuổi thọ và mất khả năng lao động.
Dưới đây là 3 bệnh về xương khớp là điển hình:
1. Viêm khớp dạng thấp
Thường gặp ở nữ (chiếm 75%). Bệnh thường bắt đầu từ tuổi 30-60.
Đa số bệnh nhân bị từ từ, tăng dần, xen kẽ có những đợt giảm bệnh.
Khó đi lại trong khoảng hơn nửa giờ sau khi thức dậy.
Xảy ra nhiều nhất là ở các khớp nhỏ như bàn tay, ngón tay, cổ tay, khuỷu, gối, cổ chân, bàn ngón chân… đối xứng hai bên.
Các khớp thường bị biến dạng sớm nếu không được điều trị đúng. Cần điều trị tích cực ngay từ đầu để hạn chế sự tiến triển đến tàn phế của bệnh và bảo vệ chức năng vận động của khớp.
Các cơ sở chuyên khoa hiện có thuốc đặc trị để ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh. Việc điều trị cần kéo dài với sự theo dõi chặt chẽ của các thầy thuốc chuyên khoa.
2. Thoái hoá khớp và cột sống
Thường gặp ở nam, chiếm tỷ lệ trên 90%. Tuổi bắt đầu mắc bệnh là tuổi trẻ 13-30 tuổi, có tới 60% bệnh nhân dưới 20 tuổi.
Khởi bệnh thường âm ỉ, từ từ, tăng dần. Bắt đầu thường ở các khớp chịu sức nặng của cơ thể như: Khớp gối, cột sống thắt lưng, cột sống cổ, khớp cổ chân, khớp háng. Người bệnh thường mập, chậm chạp, thường kèm các bệnh liên quan tới tuổi khác như: cao huyết áp, đái tháo đường, loãng xương…
Tuy không có thuốc đặc trị nhưng việc loại trừ các yếu tố nguy cơ, thay đổi thói quen sinh hoạt, giảm cân nặng, tập vận động vừa sức, đều đặn, sử dụng thuốc giảm đau khi cần… Bổ sung calcium, vitamin D, E, C, nhóm B…
3. Viêm cột sống dính khớp
Nam chiếm phấn lớn số bệnh nhân (trên 90%). Tuổi bắt đầu mắc bệnh là tuổi trẻ 13-30 tuổi, có đến 60% số bệnh nhân mắc bệnh dưới 20 tuổi.
Khi bị dính khớp bệnh nhân thường có dấu hiệu đau âm ỉ, từ từ, tăng dần. Người bị bệnh sẽ thấy đau và cứng cột sống, dưng nóng đỏ đau các khớp lớn (khớp gối, háng, cổ chân), không hoặc ít đối xứng, làm hạn chế các động tác cúi, ngửa, nghiêng… của cột sống lưng, thắt lưng, cổ. rất nhanh.
Cơ thể sẽ có dấu hiệu sốt nhẹ, mệt mỏi, xanh xao. Với các bệnh nhân trẻ tuổi, có tổn thương các khớp ngoại biên như khớp háng, khớp gối cần điều trị thuốc đặc trị sớm để ngăn ngừa và hạn chế sự tiến triển đến tàn phế (hạn chế dính khớp, teo cơ).
Bảo vệ chức năng của khớp bằng cách tập vận động thường xuyên (đặc biệt bơi lội), tránh nằm co, nằm võng, nằm nệm lún là các điều trị hỗ trợ rất cần thiết giúp tránh hiện tượng teo cơ và dính khớp sớm của bệnh.
THẢO DƯỢC GIA TRUYỀN DOCTOR NINH
Hotline: 0936 878 604 MR Tài
Địa chỉ: Thôn 6, Xã Gia Viễn, Cát Tiên, Lâm Đồng 
14:30 - By Unknown 0

Thứ Bảy, 4 tháng 4, 2015

Những nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống

Những nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống

là một chứng bệnh thoái hóa khớp (đĩa đệm bị mất nước và co lại qua nhiều năm) của xương ở cổ gây ra nhiều đau đớn và khó chịu.
Ngồi nhiều có thể dẫn đến thoái hóa đốt sống.
Ngồi trong nhiều giờ đồng hồ
Vì với mỗi chuyên gia ngồi giống như việc hút thuốc theo kiểu mới, nó gây ra những tổn hại giống như thói quen hút thuốc. Nhưng ngoài điều đó ra thì ngồi còn làm cho cơ thể trì trệ và tạo ra áp lực lớn lên các đốt xương trong cơ thể, đặc biệt là cột sống. Hành động này kết hợp với các thói quen có hại cho sức khỏe khác sẽ dẫn đến thoái hóa đốt sống.
Hút thuốc
Hút thuốc gây hại cho cơ thể theo vô số cách và một trong những cách như vậy đó là nó làm cho xương bị suy yếu thông qua việc khai thác hết nguồn canxi ra khỏi xương.
Hút thuốc cũng làm giảm sự lưu thông máu đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể và làm tăng khả năng mắc phải bệnh thoái hóa đốt sống.
Lái xe không đúng tư thế
Ngồi lái xe không đúng tư thế không chỉ ảnh hưởng tới việc điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà còn là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến đau mỏi cổ, vai, lưng. Tư thế ngồi hơi “lỏng” nghĩa là mông không chạm hẳn vào ghế có xu hướng làm bạn cong lưng ở thắt hông khi lái, đây là nguyên nhân dẫn đến và mỏi cổ.
Nhiều người mới lái xe thường có xu hướng gập người ra phía trước, cố gắng nắm lấy vô lăng. Cánh tay phải vươn dài, cơ thể phải “rướn” trong quá trình lái xe gây sức tải tối đa lên cột sống. Tư thế không đúng này kéo dài một thời gian sẽ dẫn đến chứng đau, mỏi cột sống và kéo lên đến cổ.
Kết quả hình ảnh cho Huyết áp cao
Bệnh huyết áp cao
Theo Bác sĩ Rakesh bệnh huyết áp cao cũng có thể dẫn đến những vấn đề về lưng lúc đầu và dần dần chuyển thành thoái hóa đốt sống.
Mất nước
Đĩa đệm (khối xốp nằm giữa mỗi đốt sống) có chứa gần 80% nước,  do vậy việc giữ cho cơ thể luôn đủ nước bằng cách uống nước thường xuyên là điều rất quan trọng nhằm làm nuôi dưỡng đĩa đệm và giúp chúng luôn khỏe mạnh.

Béo phì làm tăng nguy cơ bị đau lưng bởi vì phần trọng lượng thừa kéo vùng xương chậu về phía trước và làm căng phần lưng dưới gây ra .
Ngoài ra, những người thừa cân thường thấy mệt mỏi và thở ngắn, đó là lý do họ thường tránh hoạt động thể chất thường xuyên, việc đó chỉ làm cho các vấn đề trở nên tồi tệ hơn.
Yếu tố di truyền
Bệnh thoái hóa đốt sống một phần có liên quan đến khuynh hướng về di truyền và trong một số trường hợp gây tổn thương lưng và cổ.

Gợi ý từ chuyên gia:


Thảo dược gia truyền Doctor Ninh trị viêm xoang 

Miếng dán trị bệnh xương khớp Doctor Phạm Ninh (độc quyền)

Miếng đắp thảo dược Doctor Ninh đặc biệt hiệu quả Trị Gai Cột Sống - Trị Sơ Cứng Khớp - Trị Vôi Hóa Xương, Khớp, Cột Sống - Trị Thoái Hóa Khớp - Trị Vảy Sừng, Á Sừng

Lưu ý cho người bệnh:

  • Chữa hết khoảng 70% bệnh gai đôi cột sống bẩm sinh
  • Sản phẩm miếng đắp thảo dược chống chỉ định với người bị bệnh tiểu đường.
  • Không chữa: thoát vị đĩa đệm, thần kinh tọa, chấn thương cơ học, viêm cột sống dính khớp
  • Bệnh nhận không cắt miếng băng gạc thành nhiều miếng để đảm bảo đủ liều lượng thảo dược điều trị, trừ bệnh gout ngón chân hay ngón tay thì có thể được.
  • Sản phẩm có thể gây nóng và phồng da vị trí đắp thuốc, khi da lành không để lại sẹo.
 

Lời khuyên: Để đạt hiệu quả điều trị bệnh xương khớp tốt nhất 

Khi điều trị bằng miếng đắp nên kết hợp Viên uống thảo dược Thoái cốt hoàn chuyên trị về đau nhức xương khớp, đau nhức cột sống, thần kinh tọa, tê rần chân tay, phong thấp, nhức mỏi toàn thân.
Tư vấn:
Mr.Tài 0936878604

15:31 - By Unknown 0

Cây thuốc trị bệnh đau lưng

Cây thuốc trị bệnh đau lưng

Trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn một số cây thuốc trị bệnh rất an toàn, hiệu quả và thường xuyên được người dân tin dùng.
Cây xương rồng – cây thuốc :

Cây xương rồng có tên khoa học là: Euphorbia antiquorum L, họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Nó có tên khác là: Hoá ương lặc, Bá vương tiêm.
Chữa đau nhức do từ cây xương rồng:
– Chuẩn bị:
+ Một con cá lóc khoảng 200 – 250gram (nhớ mua cá ruộng sẽ ít tanh hơn cá nuôi)
+ 3 đọt non của xương rồng ba chia, mỗi đọt dài khoảng 10cm, lựa đọt non (có màu xanh lợt tươi)
– Cách làm:
+ Dùng kéo tỉa bỏ hết gai của xương rồng ở ba cạnh, rửa sạch, sau đó bào thành lát mỏng luôn cả vỏ
+ Cho 3 muỗng cafe muối vào xương rồng đã bào, bóp đều để làm giảm mủ xương rồng, sau đó xã nước sạch hết muối, rồi lại cho vào 3 muỗng cafe muối bóp tiếp lần nữa để tan mủ, lần sau này xã nhiều lần nước cho hết muối.
+ Cá lóc làm thật sạch nhớt, bỏ bộ đồ lòng.
+ Cho cá lóc và cả xương rồng đã làm xong vào nồi. Đổ vào một chén nước, rồi mở lửa riu riu nấu cho đến khi gần cạn nước (khoảng 15 phút), cá chín là tắt lửa (không được nêm bất cứ gia vị nào) Ăn hết cá, xương rồng (có thể chia ra ăn vài lần cho đở ngán nhưng không để qua đêm)
+ Nấu và ăn 5 ngày liên tiếp như vậy là xong một liều điều trị, sau đó có thể cảm nhận mọi đau nhức do gai cột sống tạo nên đã biến mất.
Cây thuốc trị bệnh đau lưng từ lược vàng:
Cây Lược vàng có tên khoa học là Callisia fragrans thuộc họ Thài lài (Commelinaceae), cây lược vàng còn có tên là (địa) lan vòi, lan rũ, cây bạch tuộc, trái lá phất dũ, giả khóm.
Kết quả hình ảnh cho lược vàng:
Đau lưng là một trong những bệnh thuộc phạm vi chữa trị của cây lược vàng. Nếu bạn đang bị đau lưng thì có thể dùng cây này để chữa trị theo những cách sau:
1. Dạng dùng thông thường là lấy cây tươi rửa sạch, nhai với ít muối, nuốt nước (mỗi lần 2-3 lá)
2. Cắt nhỏ, ngâm rượu, uống (mỗi lần 1/3 chén con), ngày dùng 3 lần.
3. Lấy lá lược vàng ngâm với rượu để xoa bóp bên ngoài cũng rất tốt
4. Dạng dầu: dạng dầu này chữa các chứng đau lưng, , hoặc bôi để xoa bóp giảm đau và có thể dùng trị bệnh ngoài da. Các bạn lấy toàn cây lược vàng đem ép lấy dịch, bã còn lại đem phơi khô. Khi đã khô thì bẻ vụn ra ngâm trong dầu ô liu, đậy kín trong khoảng 3 tuần. Sau đó trộn chung và lọc qua gạc mỏng, cho hỗn hợp dầu vào trong lọ thủy tinh màu và cất nơi mát.
Đây là cách thủ công và dễ làm nhất các bạn có thể tham khảo.
5. Dạng thuốc mỡ: Các bạn hãy cắt nhỏ toàn cây lược vàng và nghiền nát. Sau đó trộn với vaselin hoặc kem theo tỷ lệ 1:3, sau đó cho vào lọ đậy kín, bảo quản nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
Ngoài 2 cây thuốc này ra, bệnh đau lưng còn được chữa trị với rất nhiều loại cây khác như: cây ngải cứu, lá lốt,…
– Cây ngải cứu- cây thuốc trị bệnh đau lưng:
+ Dùng 300 gr thuốc ngải cứu rửa sạch, giã nát, thêm 2 muỗng mật ong , vắt lấy nước uống trưa, chiều. Liên tục 1-2 tuần
+ Lá ngải cứu tươi xào nóng với dấm, bọc trong túi vải đắp, chườm vào thắt lưng hay chỗ đau.
+ Ngải cứu giã nhiễn vào dấm nuôi đã đun nóng xoa dọc theo xương sống chừng 15 phút.
– Cây lá lốt:
+ : lá lốt, ngải cứu, hy thiêm thảo liều lượng bằng nhau giã nát, chưng nóng đắp chỗ lưng đau, ngày 2 lần
+ Chữa đau sưng khớp: lá lốt, cỏ xước, cốt khí củ, dây đau xương mỗi thứ 15g, nước 600 ml, sắc đến khi còn 200 ml, chia uống 2 lần trong ngày

Gợi ý từ chuyên gia:


Thuốc trị đau nhức xương khớp, phong thấp, thần kinh tọa, nhức mỏi toàn thân
Hoái Cốt Hoàn trị đau nhức do thoái hóa các khớp, đau cột sống, tê nhức khớp do thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa, đau nhức xương khớp khó cử động, phong thấp nhức xương khớp, tê rần chân tay, nhức mỏi toàn thân.


Tư vấn:
Mr.Tài 0936878604
15:02 - By Unknown 0

Liên Hệ

THẢO DƯỢC GIA TRUYỀN DOCTOR NINH
Hotline: 0936 878 604 MR Tài
Địa chỉ: Thôn 6, Xã Gia Viễn, Cát Tiên, Lâm Đồng

Tư vấn Bệnh

Tư vấn Bệnh

Facebook

back to top