Thứ Năm, 9 tháng 4, 2015

Cây thuốc chữa bệnh về gan, kể cả ung thư thời kỳ cuối


Đây là 1 bài thuốc chữa bệnh gan và ung thư của độc giả chia sẻ nhưng chưa được kiểm chứng, thông tin chưa được xác thực. Bạn đọc nên tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng.
Tôi tên Hòa, 50t, sống ở thị trấn Lộc Ninh, Bình Phước. Khoảng 1 năm trước đây, sức khỏe tôi bỗng suy giảm, da bắt đầu vàng, bụng chướng, ăn uống không được như trước, sức khỏe yếu dần. Thấy hoài nghi về sức khỏe tôi lên bệnh việc Chợ Rẫy ở Hồ Chí Minh, sau một loại các xét nghiệm và kiểm tra các bác sỹ đã chuẩn đoán tôi có một khối u trong gang, và chuyển tôi thẳng vào Bệnh Viện Ung Bướu ở Bình Thạnh.
Tại đây các bác sỹ lại chuẩn đoán thêm một lần nữa tôi có khối u gang khoảng bằng 1 trái chanh và đang ở thời kỳ cuối. Cách duy nhất để cứu vãn tình hình đó là mổ lấy khối u, nhưng tỉ lệ thành công là 50%, cho dù ca phẫu thuật có thành công thì tôi chỉ sống được có vài năm .
Cây thuốc chữa bệnh về gan, kể cả ung thư thời kỳ cuối
Khi tôi và gia đình biết tin thì vô cùng tuyệt vọng và đau buồn, nhưng quyết định về nhà và không phẫu thuật, vì sức tôi cũng đã yếu dần.Tôi biết rất nhiều người mắc bệnh gan như tôi, nhưng bệnh gang có một đặc điểm là không có một biểu hiện bệnh lý nào biểu hiện ra bên ngoài nên người bệnh rất khó biết, kể cả các xét nghiệm và khám thông thường cũng không phát hiện ra, chỉ trừ những biện pháp khoa học kỹ thuật cao như CT, MRI…Đến khi người bệnh thấy biểu hiện bệnh lý phát ra bên ngoài thì đã quá muộn, cũng như tôi khi đã phát hiện ra là đang ở thời kỳ cuối.
Ban đầu tôi nặng 59kg, nhưng từ khi phát hiện bệnh, ăn uống dần không được, mỗi ngày chỉ uống được một muỗng sữa, chẳng thèm khát bất cứ thứ gì. Rồi dần dần tôi chỉ còn 39kg, gần như da bọc xương, và nói thẳng ra là chờ chết. Nhiều người bạn đã chỉ tôi dùng sừng tê giác để chữa bệnh. Cho dù gia đình tôi cũng khó khăn nhưng cũng ráng chạy mua một miếng nhỏ sừng tê giác bằng một đốt ngón tay út. Sừng tê giác chỉ mài uống được 7 lần nhưng bệnh tình hầu như không giảm.
Thật tình cờ, tôi đã được một người bạn chi một loại cây chữa bệnh gan vốn là gốc người Campuchia nhưng lớn và sinh sống tạị gần khu vực biên giới của Bình Phước. Người bạn này đã chỉ cho cây “ an xoa” vốn là một phương thuốc bí truyền của gia đình nhưng vì thương người, người bạn này đã chỉ tôi tận tình. Người nhà tôi tức tốc đi tìm cây “ an xoa” về sắt nhỏ, rửa sạch, phơi khô, sao vàng hạ thổ rồi đem nấu nước uống. Ban đầu thì nấu thành một chén nhỏ thật đặc cho tôi uống, sau đó lấy bã còn trong bình nấu loãng thêm 2 chén nữa.
Như vậy là một ngày tôi cố gắng uống được 3 chén thuốc, không giống như các cây thuốc nam khác, cây an xoa có vị rất dễ uống, thơm ngon, giống như trà. Khi uống vào bụng tôi cồn cào, sôi sung sục, như cảm giác bụng đói, hơi khó chịu. 3 ngày đầu uống thuốc, tôi bắt đầu đi ngoài, ban đầu phân vô cùng tanh hôi, và sệt sệt như người hay đi kiết. Tôi đi ngoài được 3 ngày như vậy, sang ngày thứ tư là bắt đầu đi phân bình thường, bắt đầu có cảm giác thèm ăn, nhìn bất cứ thứ gì cũng muốn ăn mặc dù trước đây không hề có. Giấc ngủ tôi cũng sâu và ngon hơn trước.
Cây thuốc chữa bệnh về gan, kể cả ung thư thời kỳ cuối
Lúc đầu tôi ăn được vài muỗng cháo, sau đó tăng lên một chén, 2 chén, rồi chuyển qua thèm cơm, rồi từ từ tôi đã ăn uống lại bình thường, da dẻ dẻ hồng hào, không còn vàng da như trước. Đặc biệt bụng tôi bắt đầu xẹp dần, thon gọn trở lại, Quá trình chuyển biến từ uống một muỗng sữa sang ăn cơm, da dẻ hồng hào, khỏe mạnh chỉ vẻn vẹn trong vòng 3 tháng. Người nhà tôi đã đưa tôi xuống Bệnh Viện Ung Bướu tái khám, thật không ngờ khối u trong gan đã biến mất, chỉ còn lại lớp bọc bên ngoài nhỏ như đầu ngón tay út. Các bác sỹ và người nhà tôi cũng hết sức ngỡ ngàng, bệnh tình tôi đã khỏi và khỏe mạnh trở lại.
Cây “ an xoa” quả đúng là thần dược, đã đưa tôi từ cõi chết trở về. Lúc này tôi mới biết quý sinh mạng của mình hơn, và thương những ngừoi cùng cảnh ngộ không may mắn gặp được thần dược như tôi.Từ khi phát hiện loài cây này, tôi đã chỉ rất nhiều người bệnh về gan như : viêm gan siêu vi B, C, ung thư gan, men gang cao, hay thậm chí những người hay đau lưng, nhức mỏi, da xanh, mất ngủ đều khỏi hẳn, kể cả những người tim hay mệt cũng giảm bớt.
Thêm một trường hợp khác cũng là người bạn tôi, bị chứng viêm gang C, da dẻ cũng vàng, bụng cũng chướng , kèm theo viêm đại tràng cấp mãn tính nhưng chưa đến mức nặng như tôi. Theo lời khuyên của bác sỹ, những người viêm đại tràng không nên dùng thuốc nam vì tính hàn trong thuốc nam vì thuốc nam có tính hàn. Nhưng người bạn tôi vẫn muốn dùng thử để chữa bệnh mặc dù không tin là mấy.
Thật không ngờ sau vài ngày sử dụng, bạn tôi cũng đi phân lỏng, sau đó đi phân bình thường, rồi từ từ da dẻ cũng hồng hảo, khỏe mạnh lại. Người bạn này chỉ mới sử dụng 1 tháng, nhưng viêm đại tràng đã dần hồi phục, không còn bị phân lỏng , và khỏe mạnh như người bình thường. N
hư vậy không chỉ chữa bênh gan, mà an xoa còn chữa bệnh đại tràng cực kỳ hay, kể cả những người bịnh trĩ. Thật ra chức năng chính của cây an xoa là giải độc gan, viêm , sưng tấy ở hệ ruột. Ngoài chức này thì tôi chưa biết đến công dụng nào khác. Nhưng tất cả các bệnh về gan tôi chắc chắn với mọi người rằng tất cả các bệnh liên quan đến gang nó đều chữa được, kèm theo kích thích tuần hoàn, tiêu hóa cực tốt, ăn được, ngủ được. Ngoài công dụng chữa bệnh nó còn là một thần dược để làm đẹp da, nhiều chị em trở nên hồng hào, mặt căn tròn trông trẻ hơn rất nhiều.
Cây thuốc chữa bệnh về gan, kể cả ung thư thời kỳ cuối
Cận cảnh trái cây an xoa Tôi đã uống rất nhiều loại thuốc nam, không có cây nào dễ uống, khỏe mạnh, đẹp da, giảm mỡ gan, giảm mỡ bụng hiệu quả bằng cây an xoa. Trái của cây an xoa Nhờ ơn cứu mạng của cây an xoa, nên tôi đã cố gắng chia sẽ tất cả những gì tôi biết về loại cây này sẽ đến các bác, cô, chú, anh, chị, em gần xa.
Tại Bình Phước, loại cây này hiện nay đang được nhiều bà con dùng, cho dù bệnh , hay không bệnh đều dùng cây này nấu nước uống thay nước lọc hằng ngày. Nhưng chỉ một phần nào đó, vì cây thuốc quý này không phải ai cũng biết và tin dùng. Nhưng trong tương lai, bằng tấm lòng của mình tôi sẽ chỉ cho nhà nhà, người người đều dùng để bà con được khỏe mạnh, vui vẻ. Tôi mong các anh chị, cô chú, các bạn nếu ai trong tình cảnh như tôi có thể tìm đến loại cây này để chữa khỏi căn bệnh hiểm nghèo này.
Hiện nay tôi chỉ biết cây an xoa mọc ở khu vực tỉnh Bình Phước, nơi gần biên giới, và mọc hoang gần các đường mương. Nếu có cơ hội bà con cô bác có cơ duyên gặp được cây này và mang về sắc thuốc uống để chữa bệnh. Chú ý Do cây thuốc có nhiều cây na ná như nhau, có một loại cây rất giống với cây “ an xoa” từ lá, thân, cho đến bông, và cả trái. Tuy nhiên cây này mới ra trái có màu đen, chứ không màu xanh như cây an xoa và chưa biết có công dụng gì không. Mong bà con cần quan sát kỹ trước khi hái về uống. Trái cây an xoa có thể hơi ngứa, nên bà con nhớ bỏ trái, chỉ lấy lá, thân, cành để nấu nước uống mà thôi.
THẢO DƯỢC GIA TRUYỀN DOCTOR NINH
Hotline: 0936 878 604 MR Tài
Địa chỉ: Thôn 6, Xã Gia Viễn, Cát Tiên, Lâm Đồng 
16:28 - By Unknown 0

Dấu hiệu thoái hóa cột sống ở dân văn phòng


Sau sinh hai con, chị Phượng thường cảm thấy đau lưng khi trời trở lạnh. Chị bất ngờ khi được bác sĩ chẩn đoán thoái hóa cột sống, bởi mới ngoài 30 tuổi.
Anh Hải 29 tuổi ở quận 4, TP HCM, cũng thường xuyên cảm thấy đau hai hố mắt vào buổi sáng, đôi khi hoa mắt, nhức đầu ù tai. Anh nghĩ mình bị bệnh về mắt do dạo này dùng máy tính nhiều. Sau một ngày làm việc ở công ty, tối về nhà anh lại cầm iPad xem báo hoặc phim ảnh giải trí. Anh thường kê cao gối nằm xem. Khám tổng quát, anh rất ngạc nhiên bởi không phải bệnh về mắt mà bị thoái hóa cổ do thường xuyên sinh hoạt và làm việc không đúng tư thế.
Bệnh thoái hóa cột sống chủ yếu do ngoại cảnh và môi trường tác động. Chế độ ăn uống không hợp lý, không đầy đủ, thiếu chất; làm việc quá sức, lao động nặng quá sớm, mang vác nặng từ nhỏ, khi mà khung xương còn đang trong giai đoạn phát triển, chưa định hình, hoàn thiện; hay phương pháp tập luyện thể dục thể thao không hợp lý... chính là những nguyên nhân làm khiến bệnh có xu hướng phát triển sớm. Ngồi học, ngồi làm việc trong thời gian lâu cùng những động tác uốn, cong sai quy cách hay thậm chí việc thiếu ngủ cũng là các nguyên nhân gây thoái hóa cột sống.Chia sẻ trong buổi nói chuyện mới đây tại Nhà Văn hóa phụ nữ TP HCM, bác sĩ chuyên khoa II Lê Thị Tuyết Nhung thuộc Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP HCM cho biết, cũng như tóc bạc, da nhăn, loãng xương… thoái hóa cột sống là căn bệnh mà hầu hết mọi người mắc phải, vấn đề là thời gian. Thoái hóa cột sống thường xuất hiện ở lứa tuổi 35-40, bệnh đang có xu hướng trẻ hóa, đặc biệt đối với dân văn phòng.
Cột sống là toàn bộ khung đỡ của cơ thể. Theo năm tháng, cột sống bị yếu đi, lão hóa và sức nâng đỡ kém. Sự thoái hóa làm cho bao xơ của đĩa đệm bị giòn và nứt nẻ, tạo khe hở cho nhân nhày ở bên trong thoát ra ngoài, gây nên thoát vị đĩa đệm. Các dây chằng thoái hóa cũng bị giòn, giảm độ đàn hồi, phình to ra, chất vôi lắng đọng lại hoặc hóa xương trở nên sần sùi, chèn ép vào các rễ thần kinh trong ống sống hoặc trong lỗ liên hợp, chèn vào các đầu dây thần kinh có trong dây chằng gây triệu chứng đau.
Thoái hóa cột sống bao gồm thoái hóa cột sống thắt lưng và thoái hóa cổ. Nếu bị ở thắt lưng, người bệnh thường đau phần dưới của lưng âm ỉ, có thể đau đột ngột sau khi mang vác nặng, sau khi vận động nhiều, sau khi thay đổi tư thế hoặc thay đổi thời tiết. Đau liên tục hoặc từng đợt, hay tái phát, có khi đau phối hợp với đau thần kinh tọa. Cột sống thắt lưng có thể biến dạng, vẹo làm hạn chế vận động. Nếu được nằm nghỉ, người bệnh thường giảm đau.
Nếu thoái hóa vùng cổ, bệnh nhân sẽ thấy nhức đầu vùng thái dương, trán, hai hố mắt vào buổi sáng; có khi tê tay do đám rối thần kinh cánh tay bị chèn ép; kèm theo chóng mặt, ù tai, nhức đầu, hoa mắt; cột sống cổ biến dạng, vẹo, hạn chế vận động, co cứng cạnh cổ. Đau vùng cổ gây cấp hoặc mãn, hạn chế vận động, đau tăng khi mệt mỏi, căng thẳng, lao động nặng hay khi thay đổi thời tiết.
Nguyên tắc điều trị chung của bệnh bao gồm giảm đau như nghỉ ngơi, tập các bài tập nhẹ nhàng, dùng thuốc giảm đau thông thường như paracetamol hoặc thuốc kháng viêm, giảm đau không steroide. Đặc biệt, áp dụng các phương pháp phòng ngừa bệnh và phòng ngừa biến chứng là quan trọng nhất.
Lưu ý để phòng ngừa bệnh thoái hóa cột sống:
- Tránh các tư thế xấu trong sinh hoạt, lao động gây đau như ngồi lâu, đứng lâu một tư thế. Khi đi máy bay hay đi ôtô đường dài, tư thế ngồi đúng nhất là ngả lưng ghế ra sau khoảng 15 độ và ngồi dựa vào lưng ghế.
- Tránh mang vác nặng quá mức hoặc các động tác quá mạnh, đột ngột và sai tư thế. Tránh gây căng thẳng lên cột sống.
- Sử dụng kỹ thuật thích hợp khi phải nâng vật nặng hay tham gia vào các môn thể thao mạnh mẽ.
- Để giữ cho cột sống của bạn luôn luôn khỏe mạnh, nên thực hiện các bài tập tác động thấp như đi bộ hoặc bơi lội. Tập yoga nhẹ nhàng cũng có thể giúp cột sống mạnh mẽ và linh hoạt. Có thể tập các bài tập cho cổ và lưng nhẹ nhàng ngay tại nơi làm việc hoặc ở nhà. Cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu một chế độ tập luyện.
- Dinh dưỡng tốt cũng giúp sức mạnh hỗ trợ cột sống. Ăn các thức ăn có nhiều chất xơ và ít chất béo sẽ làm giảm khối lượng cơ thể để cột sống chỉ phải nâng đỡ một khối lượng ít hơn. Thực phẩm như cá, các loại hạt, rau lá xanh có hàm lượng cao omega và chất chống oxy hóa đều có ích cho sức khỏe của khớp và đĩa đệm.
- Không nên hút thuốc vì các độc tố và chất nicotine trong thuốc lá ngăn chặn đĩa đệm của bạn hấp thu vitamin và chất dinh dưỡng.
- Nên ngủ đủ giấc, ngả lưng một chút trong buổi trưa cũng rất quan trọng. Tốt nhất nên có gối mỏng để tránh đau cổ.
- Phát hiện sớm các dị dạng cột sống để có biện pháp chỉnh hình nội khoa hay ngoại khoa thích hợp.
- Điều trị tốt các bệnh dễ gây tổn thương đốt sống như viêm đĩa đệm đốt sống.
Theo bác sĩ Nhung, nếu có cách sống, sinh hoạt hợp lý, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ thì sẽ không còn lo ngại về bệnh này.
Hotline: 0936 878 604 MR Tài
Địa chỉ: Thôn 6, Xã Gia Viễn, Cát Tiên, Lâm Đồng
16:25 - By Unknown 0

Thứ Tư, 8 tháng 4, 2015

Đông y chữa bệnh viêm khớp

Đông y chữa bệnh viêm khớp


y học cổ truyền gọi là “chứng tý” hiện nay là một loại bệnh rất hay gặp, biểu hiện của bệnh là đau nhức sưng tấy hoặc nóng đỏ ở các khớp xương hay cơ gân; nhiều chỗ hay một chỗ, có khi kiêm cả tê dại nặng nề, bệnh thường liên miên khi khí hậu thay đổi (lạnh) thường phát nặng hơn.

Khác với bệnh phong, hàn và thấp đơn thuần, đặc điểm của là đủ cả 3 khí phong, hàn và thấp kết hợp lại thành bệnh, cho nên người xưa biện chứng nhận xét trong 3 khí, khí nào nhiều hơn, để chia ra 3 loại mà điều trị, như: Bệnh di chuyển từ nơi này qua nơi khác, là do phong khí nhiều, nên gọi là phong ý (hành tý). Đau nhức kịch liệt và liên tục là do hàn khí nhiều, nên gọi là hàn tý (thống tý). Đau cố định một chỗ mà kèm có nặng nề tê dại là do thấp khí nhiều, nên gọi là thấp tý (trước tý). Lâu ngày, phong hàn thấp hóa nhiệt kết hợp với âm hư gây nên thể “nhiệt tý” là những đợt cấp diễn của thấp khớp kinh. Tổng hợp cả 4 thể trên quy nạp lại có 2 loại chính như sau:
Loại cấp tính:
Phát bệnh đột ngột sưng tấy nóng đỏ, đau nhức kịch liệt hoặc phát sốt hoặc có khát nước, buồn bực khó chịu, rêu lưỡi nhờn mỏng, mạch phù sác hoặc khẩn.
Phép chữa: Khu phong, tán hàn, trừ thấp, thanh nhiệt.
Bài thuốc: Rễ gối hạc 16g, lá đơn mặt trời 12g, đơn tướng quân 12g, lá bạc thau (sao) 12g, dây kim ngân 10g, ké đầu ngựa 16g, lá thông 8g.
Cách thêm bớt: Nhận thấy phong nhiều, thêm: vòi voi 16g, kinh giới 12g.
Nhận thấy hàn nhiều, thêm: tỳ giải 16g, thổ phục linh 16g.
Cách dùng: Cho vào 600ml nước, sắc lấy 200ml lọc trong, chia làm 3 lần uống, trước khi ăn và khi ngủ.
Loại mạn tính:
Bệnh phát từ từ hoặc ở cấp tính chuyển qua mạn tính, đau nhức nhẹ, không sưng hoặc có sưng mà da bình thường không tấy đỏ, không nóng, có khi ngoài da có chỗ tê dại, tay chân co duỗi khó khăn hoặc không vận động được, thay đổi thời tiết thì đau hơn, rêu lưỡi trắng nhờn hoặc vàng, mạch có khi trầm hoãn, có khi nhu hoãn.
Phép chữa: Khu phong, tán hàn, trừ thấp và chú ý đến bồi bổ cơ thể.
Bài thuốc: Nam đằng (sao vàng) 12g, găng bầu 12g, rễ gối hạc 12g, rễ bươm bướm 12g, rễ rung rúc 8g, tơ mành 8g, cử thiên tuế 16g, tầm gửi cây ruối 12g. Ăn kém thêm: Ý dĩ 20g; Huyết kém thêm: rễ gấm (vương tôn) 16g.
Bài thuốc chữa chung cho cấp tính và mạn tính: Rễ độc lực (tầm sọng) 240g, rễ và dây lá lốt 120g, rễ cỏ xước 80g, rễ cà gai leo 80g, thiên niên kiện 40g, quế chi 40g, rễ gấc hoặc dây mặt quỷ 80g, rễ rung rúc 80g, rễ bộ nảy.
Cách dùng: Đổ 2 lít nước, sắc lấy 500ml, cho thêm đường và 1/10 rượu vào. Mỗi lần uống 20ml, ngày 3 lần uống trong 10 ngày.
THẢO DƯỢC GIA TRUYỀN DOCTOR NINH
Hotline: 0936 878 604 MR Tài
Địa chỉ: Thôn 6, Xã Gia Viễn, Cát Tiên, Lâm Đồng
15:16 - By Unknown 0

Bệnh viêm khớp nên ăn gì?

Bệnh viêm khớp nên ăn gì?

Ăn uống cân bằng, khoa học và duy trì cuộc sống hoạt động không chỉ tốt cho tất cả mọi người mà còn rất có lợi cho nhóm người mắc viêm khớp. 6 dưỡng chất dưới đây là nhóm các hợp chất rất hữu ích cho người mắc viêm khớp, nhất là được bổ sung qua con đường ăn uống.

1. Axít béo Omega-3
Axít béo Omega-3 là hợp chất rất hữu ích cho cơ thể, nhất là cho các khớp gối, là nhóm mỡ đặc biệt mà cơ thể con người không sản xuất được. Cơ thể cần đến loại mỡ này để tập hợp tế bào, tạo ra các hợp chất dạng hormon có tên là Leukotrienes nhằm chặn đứng nguy cơ gây viêm nhiễm, thủ phạm tạo ra bệnh loãng xương. Theo rất nhiều nghiên cứu thì bổ xung axít béo Omega-3 có tác dụng rất tích cực cho những người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp. Nguồn hợp chất hữu ích này có nhiều trong cá biển như cá ngừ, cá hồi, cá kiếm, thực phẩm dạng hạt, đậu đỗ, rau xanh, dạng lá, đầu thực vật… Không nên dùng quá liều, nhất là ở dạng thuốc bổ. Nên chuyển từ thói quen dùng dầu ngô sang dầu canola có chứa nhiều axít béo Omega-3, còn dầu ngô chứa nhiều axít béo Omega-6. Nhưng cũng không nên ăn quá nhiều cá hồi và cá ngừ đóng hộp, khoảng 400 gam là an toàn. Riêng nhóm bệnh gút, một dạng đặc biệt của bệnh khớp do dư thừa axít uric thì tránh ăn  cá biển vì nó có chứa nhiều chất purines, thủ phạm làm tăng chỉ số axít uric.
2. Vitamin C
Vitamin C thường bị đánh giá quá thấp trong trường hợp mắc bệnh thấp khớp. Vitamin C không chỉ có tác dụng bảo vệ collagen, một hợp chất rất cần cho khớp mà còn giúp cơ thể khử độc, nhất là các gốc tự do, thủ phạm tàn phá các khớp gối. Do vậy, nếu thiếu Vitamin C và các dưỡng chất chống oxi hóa khử, bệnh tình sẽ nặng thêm.

Có nhiều trong loại hoa quả chua như cam, chanh, khế… Nên bảo quản trong tủ lạnh để bảo toàn dưỡng chất. Mỗi ngày cơ thể cần khoảng 60mg, riêng bệnh khớp có thể dùng liều cao nhưng không được quá 500mg vì lý do là dùng liều cao sẽ làm tăng hàm lượng salicylat trong máu và cản trở quá trình hấp thụ các loại dưỡng chất hữu ích khác.
3. Vitamin D
Có thể bổ xung Vitamin D bằng cách tắm nắng, do tia cực tím có thể chuyển hóa các loại dưỡng chất dư thừa có trong cơ thể thành dưỡng chất hữu ích, trong đó có Vitamin D. Theo nghiên  cứu thì phần lớn những người mắc bênh thấp khớp là do thiếu hụt Vitamin D, ngoài ra Vitamin D còn có tác dụng ngăn ngừa bệnh loãng xương và bảo vệ sức khỏe cho các khớp gối, nhất là tăng cường collagen. Mỗi tuần nên tắm nắng 2-3 lần, mỗi lần từ 10-15 phút; có thể thực hành bằng cách đi bộ, chạy bộ, chơi bời ngoài trời. Ngoài tắm nắng, có thể bổ xung sữa, bơ, kẽm… Nguồn Vitamin D từ ăn uống và tắm nắng là không gây hại nhưng nên nhớ Vitamin D là loại hợp chất hòa tan mỡ, nếu dùng quá nhiều sẽ tích lại trong cơ thể, gây độc cho các mô, thận và tim,
4. Vitamin E
Giống như Vitamin C, Vitamin E là loại dưỡng chất chống oxi hóa rất tiềm ẩn cho các khớp gối, tuy nhiên tác dụng so với Vitamin D thì thấp hơn. Có thể bổ xung bằng cách ăn uống: tăng cường ăn đậu nành, sử dụng dầu canola và các loại dầu có hàm lượng Vitamin E cao, tăng cường sử dụng cá, dầu cá, bắp cải, các loại rau dạng mầm…, tận dụng nước thực phẩm chế biến vì nó có chứa hàm lượng Vitamin E cao.
5. Các loại Vitamin nhóm B
Trong số này có Vitamin B6, folat là những hợp chất rất tốt cho cơ thể  con người. Nghiên cứu cho thấy có đến 90% phụ nữ mắc bệnh viêm khớp lẫn bệnh loãng xương. 90% canxi của cơ thể được tích trong xương và răng. Nếu  thiếu canxi, dễ mắc bệnh loãng xương, dòn xương và làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp. Phụ nữ thuộc nhóm có rủi ro mắc bệnh cao vì vậy khi đã vào tuổi trên 50 thì nên bổ sung liều 1.200mg/ngày, gấp đôi liều tiêu chuẩn. Có thể bổ xung bằng ăn uống, tăng cường uống sữa, thực phẩm chế biến từ sữa, rau xanh, hoa quả, nhất là bắp cải xúp lơ, các loại rau dạng màu… ăn cả xương các loại cá, nhất là cá hồi, cá xac-đi.
THẢO DƯỢC GIA TRUYỀN DOCTOR NINH
Hotline: 0936 878 604 MR Tài
Địa chỉ: Thôn 6, Xã Gia Viễn, Cát Tiên, Lâm Đồng 
15:09 - By Unknown 0

Một số món ăn trị bệnh xương khớp hiệu quả

Một số món ăn trị bệnh xương khớp hiệu quả

Đau nhức xương khớp luôn mang lại sự đau đớn vô cùng khó chịu cho người bệnh. Những món ăn đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn trị bệnh xương khớp đánh tan đau mỏi do bệnh mang đến.
Sung hầm thịt lợn
Đông y cho rằng, quả sung có tính bình, vị ngọt chát có công hiệu kiện tỳ, thanh tràng (tăng cường tiêu hóa, sạch ruột), tiêu thũng, giải độc, có thể sử dụng chữa viêm đau khớp, viêm ruột, kiết lỵ, bí đại tiện, trĩ, đau họng, mụn nhọt, mẩn ngứa…
Cách chế biến: Quả sung tươi 500g, thịt lợn nặc 100g, hầm trong 30 phút, ăn cả cái và uống nước canh. Hoặc lấy sung tươi 2 – 3 quả rửa sạch thái vụn rồi tráng với trứng gà ăn. Ăn hằng ngày có thế chữa bệnh đau khớp rất hiệu quả.

Thịt dê nấu cà rốt
Thịt dê 0,5kg, 200g cà rốt, các gia vị vừa đủ. Cà rốt, thịt dê rửa sạch thái miếng, thịt dê ướp gừng tươi, rồi xào trong chảo dầu nóng độ 5 phút, sau đó cho vào chút rượu, nước tương, gia vị và nước vừa đủ, nấu đến chín mềm. Sau đó cho vào nồi đất cùng vỏ quýt và 3 chén nước, nấu với lửa lớn đến sôi thì hạ nhỏ lửa, đến khi thật nhừ, lấy ra dùng kèm trong bữa cơm.
Thịt bò xào lá lốt
thịt bò 300g, lá lốt 50g, tỏi, gừng, hành, nước mắm, bột ngọt (mì chính) vừa đủ, rượu 1 ly nhỏ. Thịt bò rửa sạch, thái lát mỏng, ướp với hành, gừng, tỏi, mì chính, nước mắm ngon và rượu. Lá lốt rửa sạch thái ngắn. Phi tỏi cho thơm, thịt bò đã ướp gia vị cho vào xào nhanh tay, cho lá lốt vào xào tiếp trên lửa to, nêm gia vị xào thêm một lát là được. Ăn nóng cùng với cơm, dùng 3 – 4 lần một tuần.
Thịt chó hầm đỗ trọng, nam tục đoạn
Thịt chó lọc bỏ xương 400g, đỗ trọng 15g, nam tục đoạn 16g, riềng, mẻ, mắm tôm, mì chính vừa đủ, nước dừa 30ml, thêm một ít trần bì. Thịt chó thái miếng vừa, cho vào nồi cùng riềng mẻ, mắm tôm, mì chính, nước dừa, trộn đều. Đỗ trọng, nam tục đoạn cho vào nồi đổ 1 bát nước nấu sôi kỹ, rót lấy 40ml nước thuốc cho vào nồi thịt, trộn đều, ướp trong 30 phút, cho lên bếp hầm trong lửa nhỏ khoảng 1 giờ rưỡi là được.
Bí xanh nấu sườn
Bí xanh 500g, xương sườn lợn 250g, nấu canh ăn, nên ăn nhạt, dùng chữa giai đoạn phát cơn, chủ yếu là giai đoạn sưng, ít nóng đỏ, hoặc giai đoạn giải trừ bệnh để giữ gìn sức khỏe, phòng tái phát.
Dấu hiệu chứng tỏ bạn bị bệnh xương khớp
– Đau khớp khi vận động.
– Sưng khớp xương.
– Khớp phát ra tiếng động khi di chuyển.
– Yếu cơ bắp xung quanh các khớp.
– Đau nhức và khó cử động tay.
THẢO DƯỢC GIA TRUYỀN DOCTOR NINH
Hotline: 0936 878 604 MR Tài
Địa chỉ: Thôn 6, Xã Gia Viễn, Cát Tiên, Lâm Đồng
15:02 - By Unknown 0

3 bệnh về xương khớp thường gặp

3 bệnh về xương khớp thường gặp

 Bệnh đau khớp (viêm khớp) là một dạng rối loạn tại khớp được đặc trưng bởi hiện tượng viêm dẫn đến tình trạng sụn ở khớp xương bị ăn mòn.

Người mắc bệnh thường diễn tiến kéo dài ảnh hưởng tới cuộc sống và sinh hoạt của nhiều người. Một số bệnh còn gây tàn phế, giảm tuổi thọ và mất khả năng lao động.
Dưới đây là 3 bệnh về xương khớp là điển hình:
1. Viêm khớp dạng thấp
Thường gặp ở nữ (chiếm 75%). Bệnh thường bắt đầu từ tuổi 30-60.
Đa số bệnh nhân bị từ từ, tăng dần, xen kẽ có những đợt giảm bệnh.
Khó đi lại trong khoảng hơn nửa giờ sau khi thức dậy.
Xảy ra nhiều nhất là ở các khớp nhỏ như bàn tay, ngón tay, cổ tay, khuỷu, gối, cổ chân, bàn ngón chân… đối xứng hai bên.
Các khớp thường bị biến dạng sớm nếu không được điều trị đúng. Cần điều trị tích cực ngay từ đầu để hạn chế sự tiến triển đến tàn phế của bệnh và bảo vệ chức năng vận động của khớp.
Các cơ sở chuyên khoa hiện có thuốc đặc trị để ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh. Việc điều trị cần kéo dài với sự theo dõi chặt chẽ của các thầy thuốc chuyên khoa.
2. Thoái hoá khớp và cột sống
Thường gặp ở nam, chiếm tỷ lệ trên 90%. Tuổi bắt đầu mắc bệnh là tuổi trẻ 13-30 tuổi, có tới 60% bệnh nhân dưới 20 tuổi.
Khởi bệnh thường âm ỉ, từ từ, tăng dần. Bắt đầu thường ở các khớp chịu sức nặng của cơ thể như: Khớp gối, cột sống thắt lưng, cột sống cổ, khớp cổ chân, khớp háng. Người bệnh thường mập, chậm chạp, thường kèm các bệnh liên quan tới tuổi khác như: cao huyết áp, đái tháo đường, loãng xương…
Tuy không có thuốc đặc trị nhưng việc loại trừ các yếu tố nguy cơ, thay đổi thói quen sinh hoạt, giảm cân nặng, tập vận động vừa sức, đều đặn, sử dụng thuốc giảm đau khi cần… Bổ sung calcium, vitamin D, E, C, nhóm B…
3. Viêm cột sống dính khớp
Nam chiếm phấn lớn số bệnh nhân (trên 90%). Tuổi bắt đầu mắc bệnh là tuổi trẻ 13-30 tuổi, có đến 60% số bệnh nhân mắc bệnh dưới 20 tuổi.
Khi bị dính khớp bệnh nhân thường có dấu hiệu đau âm ỉ, từ từ, tăng dần. Người bị bệnh sẽ thấy đau và cứng cột sống, dưng nóng đỏ đau các khớp lớn (khớp gối, háng, cổ chân), không hoặc ít đối xứng, làm hạn chế các động tác cúi, ngửa, nghiêng… của cột sống lưng, thắt lưng, cổ. rất nhanh.
Cơ thể sẽ có dấu hiệu sốt nhẹ, mệt mỏi, xanh xao. Với các bệnh nhân trẻ tuổi, có tổn thương các khớp ngoại biên như khớp háng, khớp gối cần điều trị thuốc đặc trị sớm để ngăn ngừa và hạn chế sự tiến triển đến tàn phế (hạn chế dính khớp, teo cơ).
Bảo vệ chức năng của khớp bằng cách tập vận động thường xuyên (đặc biệt bơi lội), tránh nằm co, nằm võng, nằm nệm lún là các điều trị hỗ trợ rất cần thiết giúp tránh hiện tượng teo cơ và dính khớp sớm của bệnh.
THẢO DƯỢC GIA TRUYỀN DOCTOR NINH
Hotline: 0936 878 604 MR Tài
Địa chỉ: Thôn 6, Xã Gia Viễn, Cát Tiên, Lâm Đồng 
14:30 - By Unknown 0

Thứ Ba, 7 tháng 4, 2015

Ăn uống thế nào khi bị viêm gan?

Các bệnh về gan, nhất là viêm gan, có thể ảnh hưởng đến việc ăn uống ngược lại, vấn đề dinh dưỡng không đúng cách có thể làm cho bệnh gan bị nặng thêm. Do đó, việc ăn uống đúng cách khi bị bệnh cũng được xem là một biện pháp điều trị không dùng thuốc.
Dinh dưỡng hợp lý khi trị viêm gan là thực hiện một chế độ ăn uống cân đối giữa các thành phần chất đường, chất béo, chất đạm và các vitamin, khoáng chất. Ngoài ra, cũng cần kết hợp các biện pháp nghỉ ngơi, điều tiết làm việc, sinh hoạt thể lực sao cho phù hợp để tăng cường sức lực, chống chọi với bệnh tật và làm cho bệnh mau hồi phục.
Dinh dưỡng khi trị viêm gan cấp
Trong viêm gan cấp, tế bào gan bị phá hủy cấp tính. Các hoạt động bình thường của gan có thể bị xáo trộn, thường biểu hiện bằng các triệu chứng như mệt mỏi và rối loạn tiêu hóa: chán ăn, ăn không tiêu, sình bụng, tiêu chảy nhất là hay bị nôn ói. Khi bị viêm gan cấp, chúng ta cần áp dụng một chế độ nghỉ ngơi và ăn uống hợp lý. Không nhất thiết phải kiêng ăn quá mức mà ngược lại cần phải ăn đầy đủ dinh dưỡng và năng lượng. Năng lượng này rất cần để gan hồi phục nhanh và cơ thể mau lấy lại sức.

Nên chọn các thức ăn dễ tiêu hóa, chẳng hạn: các chất bột - đường dễ hấp thu như: gạo, ngũ cốc, đường, mật ong và hoa quả ngọt. Vì vậy, bệnh nhân thường được khuyên ăn nhiều trái cây ngọt như chuối nhưng không có nghĩa là “ăn chuối để chữa bệnh viêm gan”. Riêng các chất đạm, nên chọn các loại có giá trị dinh dưỡng cao nhưng ít chất béo: lòng trắng trứng , các loại thịt cá nạc, sữa không béo, đậu hũ. Lượng đạm cần cung cấp đầy đủ như một người bình thường . Tuy nhiên, nếu bị viêm gan quá nặng, bắt đầu có triệu chứng lơ mơ báo hiệu tình trạng sắp bị hôn mê thì phải giảm lượng đạm < 40g mỗi ngày vì các chất như amôniắc sinh ra từ chất đạm không được gan đào thải, sẽ tích tụ trong máu gây ảnh hưởng đến hoạt động của não. Đối với chất béo, nên giảm bớt chứ không cữ ăn hoàn toàn. Không ăn các thức ăn có nhiều cholesterol: óc, tim, gan, lòng heo, lòng đỏ trứng vì sự bài tiết mật có thể bị giảm nên không tiêu hóa hết các chất béo. Chất béo chỉ sử dụng khoảng 10% tổng năng lượng . Đặc biệt, ăn nhiều rau quả tươi sẽ cung cấp chất khoáng và các vitamin như vitamin A, B, C, E… rất cần thiết để gan hoạt động bình thường trở lại vì các chất này giúp cho các chuyển hóa ở gan được tốt hơn.
Ăn uống thế nào khi bị viêm gan?
Một vấn đề hết sức quan trọng bắt buộc phải tuân thủ, đó là ngưng hẳn rượu bia và các thức uống có cồn cho đến khi gan hồi phục hoàn toàn. Thận trọng khi sử dụng các lọai thuốc vì một số thuốc có thể gây độc cho gan như: thuốc an thần, các thuốc giảm đau - chống viêm, ngay cả paracetamol. Khi cần sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào, nên hỏi ý kiến của thầy thuốc chứ không được tự ý uống.
Nếu bệnh nhân bị nôn ói liên tục hoặc tiêu chảy nhiều, cần được nhập viện để truyền dịch và nuôi ăn bằng đường truyền tĩnh mạch. Nếu chỉ buồn nôn nhẹ thì có thể điều trị ở nhà bằng cách dùng một số thuốc chống nôn thông thường. Nên chia thành các bữa ăn nhỏ trong ngày, ăn từng ít một, đừng ăn một lần quá no. Bệnh nhân viêm gan thường hay bị chán ăn và nôn ói vào buổi chiều cho nên có thể cho ăn nhiều hơn vào buổi sáng, còn chiều tối nên ăn nhẹ hoặc uống sữa để tránh tình trạng đầy bụng và nôn sau khi ăn. Khi gan hồi phục hoàn toàn, có thể ăn uống trở lại như bình thường.
Dinh dưỡng khi trị viêm gan mạn
Khi gan bị viêm mạn tính, đa số các bệnh nhân không có triệu chứng gì đặc biệt, họ vẫn cảm thấy bình thường mặc dù gan có thể đã bị hư hoại ngày một nặng hơn. Một số bệnh nhân có cảm giác mệt mỏi và ăn uống kém đi.
Ăn uống thế nào khi bị viêm gan?
Chế độ ăn vẫn phải cân đối giữa các chất đường, đạm, béo và cung cấp đầy đủ năng lượng. Việc ăn uống đủ chất và năng lượng sẽ giúp cho bệnh nhân cảm thấy khỏe hơn và cơ thể có đủ sức chống chọi với tình trạng nhiễm trùng cũng như các tác dụng phụ do việc điều trị gây ra. Khi vẫn còn cảm giác ăn uống và tiêu hóa bình thường, nhất là chưa bị phù, bệnh nhân không cần thiết phải kiêng ăn quá mức. Chính vì ăn kiêng quá mức và nhất là thức ăn quá nhạt nhẽo sẽ làm cho bệnh nhân cảm thấy chán ăn. Ăn uống kém càng làm cho người bệnh bị mệt mỏi, thiếu sức để hoạt động và bệnh gan bị nặng hơn. Tuy nhiên, bệnh nhân cần hạn chế bớt các thức ăn quá nhiều gia vị và dầu mỡ sẽ gây khó tiêu. Nên chọn các loại đạm có giá trị dinh dưỡng cao mà dễ tiêu hóa như: đậu nành, đậu hũ... Ở bệnh nhân viêm gan mạn tính, chất glycogen sẽ bị giảm, cho nên cần cung cấp đều đặn chất bột - đường như bánh, trái cây ngọt; nếu không, bệnh nhân dễ bị những cơn mệt lả, vã mồ hôi do giảm lượng đường trong máu.
Ăn uống thế nào khi bị viêm gan?
Người bị viêm gan cấp nên ăn đều đặn chất bột - đường như bánh, trái cây ngọt
Dù bị bệnh gan mạn tính do bất kỳ nguyên nhân nào, bệnh nhân cũng không nên uống rượu bia nhiều vì sẽ làm cho tình trạng viêm gan bị nặng hơn. Bệnh nhân có thể uống mỗi ngày một viên thuốc bổ để cung cấp thêm các vitamin và khoáng chất cần thiết cho hoạt động bình thường của gan. Nếu viêm gan mạn do nghiện rượu, cần phải bổ sung thêm các vitamin nhóm B và acid folic.
ĂN UỐNG, SINH HOẠT KHI BỊ VIÊM GAN CẤP TÍNH
- Chế độ ăn cung cấp đầy đủ năng lượng và cân đối các thành phần đạm, béo, đường và vitamin, khoáng chất.
- Không kiêng khem quá mức.
- Hạn chế gia vị và dầu mỡ.
- Nên uống nhiều nước nhất là nước ép hoa quả.
- Ngưng hẳn rượu, bia.
- Nên chia nhiều bữa ăn nhỏ, mỗi bữa chỉ ăn một ít.
- Thận trọng khi sử dụng các thuốc.
- Nên nghỉ ngơi, tránh làm việc nặng nhọc.
ĂN UỐNG, SINH HOẠT KHI BỊ VIÊM GAN MẠN TÍNH
- Không kiêng khem quá mức khi gan chưa bị suy nặng. Tiếp tục chế độ ăn cung cấp đủ năng lượng.
- Nên ăn nhiều chất đạm từ thực vật, chất bột - đường và rau quả tươi. Hạn chế bớt mỡ dầu và gia vị.
- Nếu bị viêm gan virút C mạn tính, không nên ăn các thực phẩm chứa nhiều chất sắt hoặc các thuốc bổ có chứa sắt.
- Tránh uống rượu bia.
- Nên uống thêm thuốc bổ đa sinh tố và thận trọng khi sử dụng các loại thuốc.
- Sinh hoạt bình thường. Tập thể dục, chơi thể thao vừa sức. Tránh các công việc quá nặng nhọc.

Tư vấn:
Mr.Tài 0936 878 604
16:26 - By Unknown 0

Liên Hệ

THẢO DƯỢC GIA TRUYỀN DOCTOR NINH
Hotline: 0936 878 604 MR Tài
Địa chỉ: Thôn 6, Xã Gia Viễn, Cát Tiên, Lâm Đồng

Tư vấn Bệnh

Tư vấn Bệnh

Facebook

back to top