Thảo dược gia truyền tốt nhất chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả theo đông y
Tùy
theo từng thể bệnh mà có phương cách điều trị thích hợp. Với các trường
hợp nhẹ có thể dùng nước mật gừng, bột ké đầu ngựa, không nên ăn các
loại quả mọng nước như lê, cà chua, nho, mận, táo …
Dị ứng là tình trạng của cơ thể phản ứng lại với một chất lạ nào đó từ
bên ngoài xâm nhập vào. Chất lạ đó được gọi là tác nhân dị ứng hay dị
ứng nguyên. Có rất nhiều dị ứng nguyên trong môi trường sống của chúng
ta như: phấn hoa, bụi (nhất là bụi nhà có chứa lông thú, lông chim, các
mảnh vụn li ti từ chiếu, gối, mền, thảm, nệm, hoặc cái loại côn trùng
rất nhỏ), các chất hoá học có mặt trong không khí (khói xăng dầu, khói
nhà máy, khói bình xịt…).
Ké đầu ngựa chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả theo Đông y
Các chất này không gây ra những triệu chứng rõ rệt nhất thời đối với
người bình thường. Nhưng với những người mẫn cảm dị ứng, thì chúng tạo
ra nhiều triệu chứng như chảy nước mũi trong, hắt hơi, tắc mũi, mũi đau
rát, ngứa, nổi mề đay… Nếu tái đi tái lại nhiều lần sẽ tạo điều kiện
cho một số bệnh nhiễm khuẩn phát sinh. Viêm mũi dị ứng chính là một phản ứng của cơ thể với dị ứng nguyên nói trên.
Ngoài ra, nguyên nhân gây bệnh thường có liên quan đến các yếu tố sau :
- Yếu tố di truyền : Thường do cả cha lẫn mẹ, nhưng người ta cho rằng người mẹ dễ truyền lại bệnh cho con nhiếu hơn.
- Yếu tố thực phẩm : Một số thực phẩm như sữa, trứng, tôm, cua, cá, thịt bò thịt gà, đậu phụng…cũng có thể gây dị ứng.
- Yếu tố thời tiết : Thời tiết thay đổi, nóng lạnh thất thường, ẩm thấp, cũng có thể gây bệnh.
- Một số thay đổi về nội tiết, chuyển hóa, cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.
Người ta dễ nhầm lẫn viêm mũi dị ứng với cảm lạnh, cúm hay các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác.
Bệnh cảm, cúm có thể hết trong một tuần, trong khi viêm mũi dị ứng lại kéo dài nhiều tuần, có khi hàng tháng, nếu người bệnh cứ tiếp tục tiếp xúc với các dị ứng nguyên. Việc chẩn đoán, điều trị và và phòng ngừa viêm mũi dị ứng là điều gây ra nhiều khó khăn cho các thầy thuốc, cả hiện đại lẫn cổ truyền.
Hiện nay, các nhà nghiên cứu về dị ứng đã khuyến cáo rằng nếu các trường hợp nhiễm trùng đường hô hấp trên thường xảy ra lặp đi lặp lại (như cảm lạnh, đau họng, nhiễm trùng tai giữa, viêm xoang mũi v.v…) có thể là một dấu hiệu của bệnh dị ứng mà chưa được phát hiện. Và nếu trẻ nhỏ bị nhiễm trùng đường hô hấp trên hơn 6 lần mỗi năm, hoặc là trẻ em tuổi đi học và người lớn bị hơn 3 - 4 lần mỗi năm, cần được lượng giá về dị ứng. Điều quan trọng nhất là tìm cho được dị ứng nguyên. Nhiều người đã hết bệnh sau khi thay đổi môi trường sống.
Y học cổ truyền quan niệm rằng mũi là cửa ngõ của phổi, nếu chức năng của mũi bình thường, thì con người phân biệt được các mùi, thở hít được thông suốt. Khi phế khí hoặc nguyên khí của cơ thể bị suy yếu, hay khi phế bị các loại phong tà độc bên ngoài xâm phạm vào, thường phát sinh bệnh mũi.
Mũi là khiếu của phế, nên khi có các triệu chứng ở mũi tức là phế có bệnh, và có liên quan đến hai tạng tỳ và thận. Bởi phế khí đầy đủ là nhờ có tỳ khí phân bố, và thận lại là gốc của khí; cho nên khi tỳ khí và thận khí bị suy hư thì tân dịch cũng ngưng trệ khiến nước mũi chảy ra nhiều. Như vậy, khí của tạng phế, tỳ, thận bị suy hư, cũng là nguyên nhân gây ra viêm mũi dị ứng.
Do đó, cách xử trí trong chữa trị viêm mũi dị ứng là vừa tăng cường chức năng hoạt động của các tạng tỳ, phế, thận (bổ tỳ, bổ phế, bổ thận, tập luyện khí công, dưỡng sinh, điều tiết việc ăn uống…), vừa tránh tiếp xúc với các loại phong tà độc. Hoặc dùng các loại thuốc có tác dụng bổ tỳ, phế, thận kết hợp tác dụng khu phong, tán hàn, giải độc. Tốt hơn hết là nên thường xuyên rèn luyện thể chất, nâng cao sức đề kháng để thích nghi được với các yếu tố gây bệnh.
Đông y còn phân biệt chứng hư hay chứng thực để điều trị. Chứng thực thường có hai thể phong hàn và phong nhiệt. Chứng hư thường do phế khí hư, tỳ khí hư hoặc thận dương hư.
Tùy theo từng thể bệnh mà có phương cách điều trị thích hợp
1. Thể phong hàn phạm phế
- Triệu chứng: Mũi ngứa, hắt hơi từng đợt, nước mũi chảy nhiều, trong, tăng lên khi bị cảm gió lạnh, nghẹt mũi, người ớn lạnh, sợ lạnh.
- Phép trị : Sơ phong, tán hàn, thông khiếu (bằng những loại thuốc có vị cay, tính ấm, nóng).
- Bài thuốc : Thương nhĩ tử (ké đầu ngựa ) 12g, quế chi 4-6g, bạch chỉ 8-10g, kinh giới 8-10g, bèo cái 10-12g (chỉ lấy lá, bỏ rễ), thông bạch (hành trắng ) 6-8g, gừng tươi 4-6g, mã đề 8-10g, đại táo 3 quả. Nấu với 600 ml nước, sắc còn 300 ml, chia 2 lần uống ấm trước bữa ăn .
2. Thể phong nhiệt phạm phế
- Triệu chứng: Mũi ngứa, hắt hơi, chảy nước mũi vàng nhẹ, nghẹt mũi, khứu giác bị giảm, gặp trời nóng thì chảy mũi liên tục kèm phát sốt, nhức đầu, ra mồ hôi.
- Phép trị : Tán phong thanh nhiệt, thông khiếu (bằng thuốc có vị cay, tính mát ).
- Bài thuốc : Kim ngân hoa 12-16g, ké đầu ngựa 12g, bồ công anh (hoặc sài đất) 12g, lá dâu tằm 8-10g, rau diếp cá 10-12g, cúc tần 8-10g, mã đề 8-10g, cam thảo nam 8-10g, bạc hà 6-8g, kinh giới 8-10g. Nấu với 750 ml nước, sắc còn 300 ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn. Uống thuốc nguội.
3. Thể phế, tỳ khí hư
- Triệu chứng : Mũi ngứa, nhức, hắt hơi nhiều, nước mũi trong, chảy nhiều, khi gặp lạnh hoặc khi gặp dị ứng nguyên thì bệnh phát, tái phát liên tục kèm theo tình trạng thở ngắn hơi, khó thở, người mệt mỏi, không có sức.
- Phép trị : Ích phế cố biểu, bổ khí thông khiếu.
- Bài thuốc : Đẳng sâm 12g, rễ đinh lăng 12g, kinh giới 10-12g, bạch chỉ 8-10g, bạc hà 8-10g, mã đề 8-10g, ý dĩ (sao) 12g, đậu ván (sao) 12g, ké đầu ngựa 12g, ngũ vị tử 6g. Nấu với 750 ml nước, sắc còn 300 ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.
Hoặc dùng bài thuốc sau : Đậu ván 12g, đinh lăng 12g, vỏ trái sầu riêng 10g, ké đầu ngựa 12g, kinh giới 8g, bèo cái 12g, kim ngân hoa 8g, lá lốt 8g, cam thảo nam 8g. Nấu với 750ml nước, sắc còn 200ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.
Trường hợp cơ thể có tình trạng thận dương hư, thì có thể gia thêm một số vị thuốc có tác dụng bổ thận như: ba kích, quế chi, cốt toái bổ, thố ty tử (hạt tơ hồng ), trinh nữ tử (hạt mắc cở ), câu kỷ tử, …mỗi thứ 10-12g.
Một số vị thuốc Nam thường được dùng chữa viêm mũi dị ứng là bèo cái, còn gọi là bèo ván, bèo tai tượng, ké đầu ngựa, còn gọi là thương nhĩ tử, kim ngân hoa, kinh giới, lá lốt...
Khi bị viêm mũi dị ứng, nếu cơ thể còn có sức, không có tình trạng cơ thể suy yếu thì có thể dùng một trong các bài thuốc đơn giản:
- Bột ké đầu ngựa : Lấy quả ké đầu ngựa 500g, thu hái khi già nhưng chưa ngả màu vàng, phơi hoặc sấy thật khô, sao vàng cho xém các gai nhỏ rồi tán thành bộ mịn. Ngày uống 6 – 12g, chia làm 2 lần trước bữa ăn, uống với nước ấm (theo các tài liệu cổ thì uống ké đầu ngựa phải kiêng ăn thịt heo).
- Sirô bèo cái : Lấy khoảng 250g bèo cái tươi (thu hái tốt nhất vào mùa hạ), rửa thật sạch, bỏ rễ và lá vàng úa, giã nát vắt lấy nước, lọc qua gạc. Nước bèo cái pha với sirô để uống trong ngày.
Theo một công trình nghiên cứu về khả năng chống dị ứng của bèo cái của Trường Đại học Dược Hà Nội (Kỷ yếu công trình dược. NXB Y học 1978), dùng bèo cái tươi với liều 200g/ ngày trong 1 – 2 tháng không thấy có tác dụng phụ nào xảy ra. Cần phân biệt bèo cái với bèo tây (lục bình, bèo Nhật Bản).
- Nước mật gừng : Gừng tươi 30g, bèo cái tươi 100 – 120g, hai thứ rửa sạch, giã nát, hoà với nước lọc lấy 150 – 200ml nước cốt. Trộn đều với mật ong 20g, đun sôi. Chia làm 3 lần uống lúc đói, uống với nước ấm.
- Thực trị : Nên ăn yaourt, hành tây, các loại rau thơm gia vị (kinh giới, tía tô, bạc hà, húng quế, ngò gai, lá đinh lăng…), ngũ cốc còn lứt (chưa xát, chứa nhiều selenium) sẽ giúp ngăn ngừa dị ứng. Không nên ăn các loại quả mọng nước như lê, dưa leo, cà chua, nho, mận, táo … Không uống nước đá lạnh hoặc các thức uống ướp quá lạnh…
Ngoài ra, nguyên nhân gây bệnh thường có liên quan đến các yếu tố sau :
- Yếu tố di truyền : Thường do cả cha lẫn mẹ, nhưng người ta cho rằng người mẹ dễ truyền lại bệnh cho con nhiếu hơn.
- Yếu tố thực phẩm : Một số thực phẩm như sữa, trứng, tôm, cua, cá, thịt bò thịt gà, đậu phụng…cũng có thể gây dị ứng.
- Yếu tố thời tiết : Thời tiết thay đổi, nóng lạnh thất thường, ẩm thấp, cũng có thể gây bệnh.
- Một số thay đổi về nội tiết, chuyển hóa, cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.
Người ta dễ nhầm lẫn viêm mũi dị ứng với cảm lạnh, cúm hay các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác.
Bệnh cảm, cúm có thể hết trong một tuần, trong khi viêm mũi dị ứng lại kéo dài nhiều tuần, có khi hàng tháng, nếu người bệnh cứ tiếp tục tiếp xúc với các dị ứng nguyên. Việc chẩn đoán, điều trị và và phòng ngừa viêm mũi dị ứng là điều gây ra nhiều khó khăn cho các thầy thuốc, cả hiện đại lẫn cổ truyền.
Hiện nay, các nhà nghiên cứu về dị ứng đã khuyến cáo rằng nếu các trường hợp nhiễm trùng đường hô hấp trên thường xảy ra lặp đi lặp lại (như cảm lạnh, đau họng, nhiễm trùng tai giữa, viêm xoang mũi v.v…) có thể là một dấu hiệu của bệnh dị ứng mà chưa được phát hiện. Và nếu trẻ nhỏ bị nhiễm trùng đường hô hấp trên hơn 6 lần mỗi năm, hoặc là trẻ em tuổi đi học và người lớn bị hơn 3 - 4 lần mỗi năm, cần được lượng giá về dị ứng. Điều quan trọng nhất là tìm cho được dị ứng nguyên. Nhiều người đã hết bệnh sau khi thay đổi môi trường sống.
Y học cổ truyền quan niệm rằng mũi là cửa ngõ của phổi, nếu chức năng của mũi bình thường, thì con người phân biệt được các mùi, thở hít được thông suốt. Khi phế khí hoặc nguyên khí của cơ thể bị suy yếu, hay khi phế bị các loại phong tà độc bên ngoài xâm phạm vào, thường phát sinh bệnh mũi.
Mũi là khiếu của phế, nên khi có các triệu chứng ở mũi tức là phế có bệnh, và có liên quan đến hai tạng tỳ và thận. Bởi phế khí đầy đủ là nhờ có tỳ khí phân bố, và thận lại là gốc của khí; cho nên khi tỳ khí và thận khí bị suy hư thì tân dịch cũng ngưng trệ khiến nước mũi chảy ra nhiều. Như vậy, khí của tạng phế, tỳ, thận bị suy hư, cũng là nguyên nhân gây ra viêm mũi dị ứng.
Do đó, cách xử trí trong chữa trị viêm mũi dị ứng là vừa tăng cường chức năng hoạt động của các tạng tỳ, phế, thận (bổ tỳ, bổ phế, bổ thận, tập luyện khí công, dưỡng sinh, điều tiết việc ăn uống…), vừa tránh tiếp xúc với các loại phong tà độc. Hoặc dùng các loại thuốc có tác dụng bổ tỳ, phế, thận kết hợp tác dụng khu phong, tán hàn, giải độc. Tốt hơn hết là nên thường xuyên rèn luyện thể chất, nâng cao sức đề kháng để thích nghi được với các yếu tố gây bệnh.
Đông y còn phân biệt chứng hư hay chứng thực để điều trị. Chứng thực thường có hai thể phong hàn và phong nhiệt. Chứng hư thường do phế khí hư, tỳ khí hư hoặc thận dương hư.
Tùy theo từng thể bệnh mà có phương cách điều trị thích hợp
1. Thể phong hàn phạm phế
- Triệu chứng: Mũi ngứa, hắt hơi từng đợt, nước mũi chảy nhiều, trong, tăng lên khi bị cảm gió lạnh, nghẹt mũi, người ớn lạnh, sợ lạnh.
- Phép trị : Sơ phong, tán hàn, thông khiếu (bằng những loại thuốc có vị cay, tính ấm, nóng).
- Bài thuốc : Thương nhĩ tử (ké đầu ngựa ) 12g, quế chi 4-6g, bạch chỉ 8-10g, kinh giới 8-10g, bèo cái 10-12g (chỉ lấy lá, bỏ rễ), thông bạch (hành trắng ) 6-8g, gừng tươi 4-6g, mã đề 8-10g, đại táo 3 quả. Nấu với 600 ml nước, sắc còn 300 ml, chia 2 lần uống ấm trước bữa ăn .
2. Thể phong nhiệt phạm phế
- Triệu chứng: Mũi ngứa, hắt hơi, chảy nước mũi vàng nhẹ, nghẹt mũi, khứu giác bị giảm, gặp trời nóng thì chảy mũi liên tục kèm phát sốt, nhức đầu, ra mồ hôi.
- Phép trị : Tán phong thanh nhiệt, thông khiếu (bằng thuốc có vị cay, tính mát ).
- Bài thuốc : Kim ngân hoa 12-16g, ké đầu ngựa 12g, bồ công anh (hoặc sài đất) 12g, lá dâu tằm 8-10g, rau diếp cá 10-12g, cúc tần 8-10g, mã đề 8-10g, cam thảo nam 8-10g, bạc hà 6-8g, kinh giới 8-10g. Nấu với 750 ml nước, sắc còn 300 ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn. Uống thuốc nguội.
3. Thể phế, tỳ khí hư
- Triệu chứng : Mũi ngứa, nhức, hắt hơi nhiều, nước mũi trong, chảy nhiều, khi gặp lạnh hoặc khi gặp dị ứng nguyên thì bệnh phát, tái phát liên tục kèm theo tình trạng thở ngắn hơi, khó thở, người mệt mỏi, không có sức.
- Phép trị : Ích phế cố biểu, bổ khí thông khiếu.
- Bài thuốc : Đẳng sâm 12g, rễ đinh lăng 12g, kinh giới 10-12g, bạch chỉ 8-10g, bạc hà 8-10g, mã đề 8-10g, ý dĩ (sao) 12g, đậu ván (sao) 12g, ké đầu ngựa 12g, ngũ vị tử 6g. Nấu với 750 ml nước, sắc còn 300 ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.
Hoặc dùng bài thuốc sau : Đậu ván 12g, đinh lăng 12g, vỏ trái sầu riêng 10g, ké đầu ngựa 12g, kinh giới 8g, bèo cái 12g, kim ngân hoa 8g, lá lốt 8g, cam thảo nam 8g. Nấu với 750ml nước, sắc còn 200ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.
Trường hợp cơ thể có tình trạng thận dương hư, thì có thể gia thêm một số vị thuốc có tác dụng bổ thận như: ba kích, quế chi, cốt toái bổ, thố ty tử (hạt tơ hồng ), trinh nữ tử (hạt mắc cở ), câu kỷ tử, …mỗi thứ 10-12g.
Một số vị thuốc Nam thường được dùng chữa viêm mũi dị ứng là bèo cái, còn gọi là bèo ván, bèo tai tượng, ké đầu ngựa, còn gọi là thương nhĩ tử, kim ngân hoa, kinh giới, lá lốt...
Tế tân chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả theo Đông y
Khi bị viêm mũi dị ứng, nếu cơ thể còn có sức, không có tình trạng cơ thể suy yếu thì có thể dùng một trong các bài thuốc đơn giản:
- Bột ké đầu ngựa : Lấy quả ké đầu ngựa 500g, thu hái khi già nhưng chưa ngả màu vàng, phơi hoặc sấy thật khô, sao vàng cho xém các gai nhỏ rồi tán thành bộ mịn. Ngày uống 6 – 12g, chia làm 2 lần trước bữa ăn, uống với nước ấm (theo các tài liệu cổ thì uống ké đầu ngựa phải kiêng ăn thịt heo).
- Sirô bèo cái : Lấy khoảng 250g bèo cái tươi (thu hái tốt nhất vào mùa hạ), rửa thật sạch, bỏ rễ và lá vàng úa, giã nát vắt lấy nước, lọc qua gạc. Nước bèo cái pha với sirô để uống trong ngày.
Theo một công trình nghiên cứu về khả năng chống dị ứng của bèo cái của Trường Đại học Dược Hà Nội (Kỷ yếu công trình dược. NXB Y học 1978), dùng bèo cái tươi với liều 200g/ ngày trong 1 – 2 tháng không thấy có tác dụng phụ nào xảy ra. Cần phân biệt bèo cái với bèo tây (lục bình, bèo Nhật Bản).
- Nước mật gừng : Gừng tươi 30g, bèo cái tươi 100 – 120g, hai thứ rửa sạch, giã nát, hoà với nước lọc lấy 150 – 200ml nước cốt. Trộn đều với mật ong 20g, đun sôi. Chia làm 3 lần uống lúc đói, uống với nước ấm.
- Thực trị : Nên ăn yaourt, hành tây, các loại rau thơm gia vị (kinh giới, tía tô, bạc hà, húng quế, ngò gai, lá đinh lăng…), ngũ cốc còn lứt (chưa xát, chứa nhiều selenium) sẽ giúp ngăn ngừa dị ứng. Không nên ăn các loại quả mọng nước như lê, dưa leo, cà chua, nho, mận, táo … Không uống nước đá lạnh hoặc các thức uống ướp quá lạnh…
http://thaoduocgiatruyentotnhat.blogspot.com/
0 nhận xét: