Thứ Hai, 23 tháng 3, 2015

Chữa bệnh gan bằng đậu đỏ, chữa xơ gan cổ trướng, chữa viêm gan cấp hoặc vàng da

Đậu đỏ không chỉ là một thực phẩm giàu dinh dưỡng mà Chữa bệnh gan bằng đậu đỏ còn là một vị thuốc chữa nhiều bệnh. Trong đậu đỏ có nhiều protein dưới dạng albumin, lipit có nhiều axit béo không no, có nhiều vitamin B1, B2 và các khoáng chất quý hiếm có hoạt chất sinh học cao, có tác dụng bồi bổ cơ thể nâng cao mức đề kháng...
Trong Đông y, đậu đỏ còn được gọi là xích tiểu đậu là một vị thuốc trong Đông y có tác dụng bồi bổ cơ thể, dùng cho người hư nhược, mới ốm dậy, phụ nữ sau khi sinh nở.
Xích tiểu đậu còn là vị thuốc có tác dụng lợi thủy hành huyết tiêu sưng tấy, rút mủ. Dùng chữa các bệnh thuỷ thũng, ung nhọt, tả lỵ...
Chữa viêm gan cấp hoặc vàng da: Xích tiểu đậu 30g, táo tầu 30g, nhân hạt lạc 30g, đường cát lượng vừa đủ nấu nhừ lên, chia 3 lần ăn trong ngày.
Chữa xơ gan cổ trướng: Đậu đỏ 200g, cá chép 300g . Cá chép làm sạch, bỏ nội tạng, vo sạch đậu đỏ, cho nước nấu thành canh, đậu mềm là được.
Ăn cá uống nước canh. Mỗi ngày hay cách ngày ăn 1 lần cho đến khi bệnh khỏi. Công hiệu lợi tiểu, chống phù thũng.
Chữa phù thũng, tiểu tiện không thông: Đậu đỏ 20g, hạt bo bo 30g, gạo 30g, đường vừa đủ. Cho đậu đỏ đã ngâm mềm vào nồi nấu sôi, hạ lửa chờ đậu mềm nhừ thì cho bo bo và gạo nấu tiếp đến nhừ cho đường vừa ngọt thành chè đậu đỏ, ngày ăn 2 lần trong nhiều ngày.
Món này có công hiệu hồi phục chức năng hệ tiêu hoá, lợi tiểu.
Lợi sữa, thông tiểu: Đậu đỏ 250g. Đậu đỏ vo sạch cho vào nồi, đổ 500ml nước nấu trong 20 phút, bỏ đậu uống nước.
Cần uống liền 3 - 5 ngày sẽ thông sữa, tiêu phù.
Chè thanh nhiệt trừ thấp: Đậu đỏ 50g, củ mài 50g, đường vừa phải.
Chữa sỏi tiết niệu: Đậu đỏ 50g, gạo tẻ 50g, màng trong mề gà 20g phơi khô tán bột, đường trắng vừa đủ.
Lấy đậu đỏ cùng gạo nấu thành chè, trộn màng gà trong mề gà đã tán bột vào, cho đường khuấy đều, ngày ăn 2 lần. Một liệu trình là 30 ngày.
Chữa đau lưng: Đậu đỏ 50g, vỏ dưa hấu 50g, rễ cỏ tranh 50g. Tất cả sắc uống chia 2 lần trong ngày, cần sử dụng vài ngày.
Chữa bế kinh, đau bụng kinh: Đậu đỏ 30g, gạo tẻ 30g, đường mạch nha vừa đủ dùng. Đậu đỏ cùng gạo nấu nhừ cho đường mạch nha vào vừa ngọt, ăn hết trong ngày.

7 công dụng thần kỳ khác của đậu đỏ

Đậu đỏ có vị ngọt chua, tính bình không độc, trị được cả chứng mụn lở, đi tả, đau buốt cơ thể, đái tháo, nôn mửa, có tác dụng bổ huyết và lợi tiểu, là thức ăn lý tưởng cho người mắc bệnh thiếu máu.
Dưới đây là một số công dụng của đậu đỏ:

1. Trị chứng viêm lưỡi

Khi nhiệt độ trong người tăng lên, lưỡi dễ bị viêm nặng, sưng đỏ, đau buốt rồi trên mặt lưỡi bỗng tia ra máu nhìn như sợi chỉ đỏ.
Dùng 1 bát đậu đỏ, giã nát, hòa vào trong 3 lít nước, sau đó đổ vào miếng vải sạch, vắt lấy nước trong, chia làm nhiều lần để uống sẽ mau lành bệnh.

2. Chữa bệnh quai bị

Quai bị là chứng bệnh rất nguy hiểm, nếu không được cứu chữa kịp thời sẽ biến chứng, gây vô sinh ở nam giới.
Lấy một vốc đậu đỏ tán nhỏ, trộn với lòng trắng trứng, hòa thêm một chút giấm, thoa dày lên chỗ sưng là khỏi.

3. Trị chứng trĩ ra máu

Trĩ ra máu là chứng trĩ cả trong và ngoài hậu môn đều mọc mụn, lở loét chảy máu, mủ và nước vàng.

Dùng 3  bát đậu đỏ, 5 lít giấm. Đem đậu đỏ nấu chín, phơi khô, tẩm giấm xong lại phơi, phơi khô lại tẩm… cứ như vậy đến khi hết giấm thì phơi lần chót cho khô rồi tán nhỏ đậu, chia ra làm nhiều phần, mỗi phần khoảng 12 gam uống với rượu, ngày uống 3 lần rất công hiệu.

4. Giúp tăng lực

Khi cơ thể mệt mỏi, bạn có thể sử dụng cách đơn giản là kết hợp đậu đỏ với tỏi rất có hiệu nghiệm.
Lấy một củ tỏi bóc vỏ, tác rời các nhanh, cho nước vào nồi, cho thêm nửa bát đậu đã vo vào rồi đun nhỏ lửa, đợi cho đậu đỏ mềm rồi thêm một ít đường và muối vào. Ăn đều đặn một ngày một lần sẽ khôi phục thể lực, tiêu trừ mệt mỏi và lợi tiểu.
Mệt mỏi, mặt phù nề, đi tiểu không được, sau khi ăn món này vào sẽ cảm thấy thoải mái hơn nhiều.

5.  Sáng mắt, bổ huyết

Lấy một bát rưỡi đậu đỏ  với bị đại hoàng và một bát rưỡi đậu đỏ sấy khô, trộn lại tán thành bột, mỗi lần uống một phần mười bát với nước, ngày uống ba lần. bài thuốc này còn có thể làm hết đói cả chục ngày mà không cần ăn cơm.

6. Chữa suy nhược cơ thể

Mỗi khi cơ thể mệt mỏi, uống ngay một ly nước đậu đỏ bạn sẽ thấy sảng khoái vô cùng.
Còn nếu bạn cảm thấy cơ thể và trí óc nặng nề, bạn nên ăn một bát canh đậu đỏ mặn để tiêu trừ cảm giác này. Muốn ăn ngọt, bạn có thể cho thêm ít mật ong, nhưng thực sự thì đầu đỏ có vị mặn sẽ hiệu quả hơn nhiều.

7. Tốt cho phụ nữ mang thai

 Các bà mẹ đang mang thai nếu thường xuyên ăn đậu đỏ sẽ giúp có nhiều sữa hơn và hormone trong cơ thể cũng được cân bằng hơn.
16:43 - By Unknown 0

Thứ Bảy, 21 tháng 3, 2015

Cách cổ truyền trị viêm mũi

Cách cổ truyền trị viêm mũi

 

Thời tiết chuyển mùa, mưa nắng thất thường, cộng với môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi dễ khiến chúng ta bị viêm mũi.

Dưới đây là một số cách cổ truyền, dân gian dùng trị viêm mũi do thời tiết.
- Nếu bị tình trạng nghẹt mũi, viêm mũi, thì có thể dùng các nguyên liệu gồm: củ hành ta 50 gr, gừng tươi 50 gr. Đem cả hai giã nhuyễn cho vào hai muỗng giấm ăn, trộn đều lên, rồi cho vào một tô, hoặc nồi nước thật nóng để xông mũi, họng. Hít thật sâu hơi nước bốc lên từ nước chế biến trên, để hơi đi vào mũi, miệng.
Cách cổ truyền trị viêm mũi - ảnh 1
Hành ta / Thảo quyết minh / Bạch chỉ Cách cổ truyền trị viêm mũi
- Dùng một ít sáp ong rừng để lên trên vật dụng có chứa than cho sáp ong bốc hơi, rồi dùng bìa giấy cứng cuốn lại thành hình cái phễu để xông hơi lên mũi.
- Lấy 30 gr hạt của cây rau hẹ, 30 gr vị thuốc thiên niên kiện, đem giã nhỏ rồi trộn chung lại với nhau và cho vào một cái tô nước nóng để xông. Cách xông cũng giống như trên.
- Dùng các nguyên liệu gồm: 5 gr bạc hà, 5 gr bạch chỉ, 10 gr thương nhĩ tử, 10 gr tân di hoa, 3 củ hành tươi và 5 gr trà diệp. Đem các nguyên liệu cho vào nồi, nấu sôi với nửa lít nước, để uống trong ngày.
- Lấy một ít cỏ cứt lợn tươi (có người gọi là cỏ hôi) rửa sạch, giã nhuyễn rồi vắt lấy nước cốt để nhỏ mũi, ngày 3 lần.
- Một số trường hợp viêm mũi dị ứng do thời tiết, có chảy nước mũi nhiều, có thể dùng vỏ bí đao tươi, dây mướp (lấy đoạn gần ở gốc), và vị thuốc ý dĩ (mỗi loại 50 gr), đem nấu với 2 lít nước để uống trong ngày.
- Khi bị viêm mũi do thời tiết mưa nắng thất thường, có thể dùng một ít gừng tươi cắt lát, cùng 20 gr tô diệp rửa sạch, đem cả hai nấu với nửa lít nước (hoặc có thể dùng nước sôi để hãm), lấy nước dùng trong ngày.
- Dùng nửa lít dầu dừa nấu cho sôi rồi cho vào 100 gr hạt thảo quyết minh (một vị thuốc) vào nấu tiếp đến khi hạt bốc khói lên, thì vớt hạt thảo quyết minh ra để cho ráo dầu, rồi cho vào lọ đậy kín để dành xông dần. Mỗi khi xông lấy vài hạt nói trên cho vào vật dụng đựng lửa than đến khi hạt lên khói, thì dùng nửa tờ giấy cứng quấn lại hình cái phễu, một đầu phễu đặt lên vật chứa hạt thảo quyết minh, đầu còn lại đặt áp lên mũi để xông hơi vào mũi, hít nhẹ từ từ.
Mỗi ngày làm 2 lần như vậy.
11:59 - By Unknown 0

Thứ Sáu, 20 tháng 3, 2015

Những bài thuốc dân gian trị bệnh viêm xoang

Bên cạnh việc dùng thuốc Tây y để trị bệnh đợt cấp tính, người bị viêm xoang có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian dưới đây để điều trị lâu dài, an toàn.
Dưới đây là những bài thuốc dân gian trị bệnh viêm xoang. Khi áp dụng, bạn nên thận trọng trong việc sơ chế, bảo quản để tránh nhiễm trùng hoặc gây tác dụng phụ.
1. Tân di
- Tân di 9g, trứng gà 3 quả, hai thứ đem luộc chín và lấy nước uống.
- Tân di 9g, ké đầu ngựa 15g, bạc hà 6g sắc lấy nước uống. Bã thuốc lại sắc tiếp, đến khi nước cô lại, thật đặc rồi hòa với nước ép của hành củ rồi đem nhỏ mũi.
- Tân di 9g, hồng đằng 30g sắc uống ấm.
2. Gừng tươi, củ hành khô
Giã 2 thảo dược trên lấy nước, trộn đều 2 vị dùng để nhỏ mũi. Bệnh nhân nNhỏ liên tục trong 2 tuần, mỗi ngày 3 - 5 lần.
ND_anh_4.jpg
Gừng tươi
3. Củ tỏi, mật ong
Đem tỏi giã lấy nước, hòa với mật ong (lượng mật ong gấp đôi lượng Những bài thuốc dân gian trị bệnh viêm xoangnước tỏi). Người bệnh rửa mũi bằng nước muối, lau khô, sau đó, dùng bông nhúng vào dung dịch mật ong và tỏi nhét vào trong mũi. Ngày làm 3 -4 lần, thực hiện trong vòng 7 -8 ngày.
ND_anh_5.jpg
Mật ong tốt cho người bệnh viêm xoang - mũi. Ảnh minh họa.
4. Hạt lạc
Lấy 7 - 9 hạt lạc bỏ vào hộp sắt, đậy kín miệng hộp bằng giấy, chừa một lỗ nhỏ. Đặt hộp sắt lên bếp và dùng khói bốc lên từ lỗ nhỏ để xông mũi. Mỗi ngày làm một lần, kiên trì trong vòng 30 ngày, bệnh sẽ đỡ.
5. Vỏ quả vải
Lấy vỏ quả vải, sấy khô nghiền bột, đựng trong bình. Ngày 2 lần, bệnh nhân lấy một ít bột hít vào trong mũi. Làm liên tục trong nhiều ngày, người bệnh sẽ thất tác dụng thông mũi trị viêm xoang.
ND_anh_7.jpg
Vỏ vải sấy khô cũng có tác dụng chữa viêm xoang. Ảnh minh họa.
6. Hoàng bá

Lấy hoàng bá 10g bỏ vào 100ml nước, ngâm 24 tiếng. Sau đó, bạn lọc bỏ cặn, đun sôi thành dung dịch hoàng bá 10%, dùng để nhỏ mũi, ngày 3 - 4 lần.
7. Râu ngô, đương quy vĩ
Râu ngô tươi 120g, đương quy vĩ 30g. Râu ngô phơi khô cắt thành đoạn một cm. Bỏ đương quy vĩ vào trong nồi rang sơ, sau đó cắt thành sợi nhỏ.
Trộn chung 2 vị thuốc đựng trong bình kín, sau đó, bạn dùng một cái tẩu mới, bỏ thuốc vào hút như hút thuốc lá sợi. Mỗi ngày thực hiện 5 -7 lần trong vòng 2 tuần, bệnh nhân sẽ thấy hiệu quả.
8. Hoa ngũ sắc
Lấy hoa ngũ sắc tím tươi 10 bông, rửa thật sạch, nghiền nát ngâm với 10ml cồn 70 độ. Sau đó, bạn lọc qua gạc sạch để được một dung dịch màu xanh. Mỗi ngày, người bệnh dùng bông gòn tẩm ướt cồn thuốc rồi đặt vào lỗ mũi từng bên, mỗi bên 10 phút.

16:51 - By Unknown 0

Thứ Năm, 19 tháng 3, 2015

Thảo dược gia truyền tốt nhất chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả theo đông y

Thảo dược gia truyền tốt nhất chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả theo đông y

Tùy theo từng thể bệnh mà có phương cách điều trị thích hợp. Với các trường hợp nhẹ có thể dùng nước mật gừng, bột ké đầu ngựa, không nên ăn các loại quả mọng nước như lê, cà chua, nho, mận, táo …
Dị ứng là tình trạng của cơ thể phản ứng lại với một chất lạ nào đó từ bên ngoài xâm nhập vào. Chất lạ đó được gọi là tác nhân dị ứng hay dị ứng nguyên. Có rất nhiều dị ứng nguyên trong môi trường sống của chúng ta như: phấn hoa, bụi (nhất là bụi nhà có chứa lông thú, lông chim, các mảnh vụn li ti từ chiếu, gối, mền, thảm, nệm, hoặc cái loại côn trùng rất nhỏ), các chất hoá học có mặt trong không khí (khói xăng dầu, khói nhà máy, khói bình xịt…).

Ké đầu ngựa chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả theo Đông y
Các chất này không gây ra những triệu chứng rõ rệt nhất thời đối với người bình thường. Nhưng với những người mẫn cảm dị ứng, thì chúng tạo ra nhiều triệu chứng như chảy nước mũi trong, hắt hơi, tắc mũi, mũi đau rát, ngứa,  nổi mề đay… Nếu tái đi tái lại nhiều lần sẽ tạo điều kiện cho một số bệnh nhiễm khuẩn phát sinh. Viêm mũi dị ứng chính là một phản ứng của cơ thể với dị ứng nguyên nói trên.
Ngoài ra, nguyên nhân gây bệnh thường có liên quan đến các yếu tố sau :
- Yếu tố di truyền : Thường do cả cha lẫn mẹ, nhưng người ta cho rằng người mẹ dễ truyền lại bệnh cho con nhiếu hơn.
- Yếu tố thực phẩm : Một số thực phẩm như sữa, trứng, tôm, cua, cá, thịt bò thịt gà, đậu phụng…cũng có thể gây dị ứng.
- Yếu tố thời tiết : Thời tiết thay đổi, nóng lạnh thất thường, ẩm thấp, cũng có thể gây bệnh.
- Một số thay đổi về nội tiết, chuyển hóa, cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.

Người ta dễ nhầm lẫn viêm mũi dị ứng với cảm lạnh, cúm hay các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác.
Bệnh cảm, cúm có thể hết trong một tuần, trong khi viêm mũi dị ứng lại kéo dài nhiều tuần, có khi hàng tháng, nếu người bệnh cứ tiếp tục tiếp xúc với các dị ứng nguyên. Việc chẩn đoán, điều trị và và phòng ngừa viêm mũi dị ứng là điều gây ra nhiều khó khăn cho các thầy thuốc, cả hiện đại lẫn cổ truyền.
Hiện nay, các nhà nghiên cứu về dị ứng đã khuyến cáo rằng nếu các trường hợp nhiễm trùng đường hô hấp trên thường xảy ra lặp đi lặp lại (như cảm lạnh, đau họng, nhiễm trùng tai giữa, viêm xoang mũi v.v…) có thể là một dấu hiệu của bệnh dị ứng mà chưa được phát hiện. Và nếu trẻ nhỏ bị nhiễm trùng đường hô hấp trên hơn 6 lần mỗi năm, hoặc là trẻ em tuổi đi học và người lớn bị hơn 3 - 4 lần mỗi năm, cần được lượng giá về dị ứng. Điều quan trọng nhất là tìm cho được dị ứng nguyên. Nhiều người đã hết bệnh sau khi thay đổi môi trường sống.
Y học cổ truyền quan niệm rằng mũi là cửa ngõ của phổi, nếu chức năng của mũi bình thường, thì con người phân biệt được các mùi, thở hít được thông suốt. Khi phế khí hoặc nguyên khí của cơ thể bị suy yếu, hay khi phế bị các loại phong tà độc bên ngoài xâm phạm vào, thường phát sinh bệnh mũi.
Mũi là khiếu của phế, nên khi có các triệu chứng ở mũi tức là phế có bệnh, và có liên quan đến hai tạng tỳ và thận. Bởi phế khí đầy đủ là nhờ có tỳ khí phân bố, và thận lại là gốc của khí; cho nên khi tỳ khí và thận khí bị suy hư thì tân dịch cũng ngưng trệ khiến nước mũi chảy ra nhiều. Như vậy, khí của tạng phế, tỳ, thận bị suy hư, cũng là nguyên nhân gây ra viêm mũi dị ứng.
Do đó, cách xử trí trong chữa trị viêm mũi dị ứng là vừa tăng cường chức năng hoạt động của các tạng tỳ, phế, thận (bổ tỳ, bổ phế, bổ thận, tập luyện khí công, dưỡng sinh, điều tiết việc ăn uống…), vừa tránh tiếp xúc với các loại phong tà độc. Hoặc dùng các loại thuốc có tác dụng bổ tỳ, phế, thận kết hợp tác dụng khu phong, tán hàn, giải độc. Tốt hơn hết là nên thường xuyên rèn luyện thể chất, nâng cao sức đề kháng để thích nghi được với các yếu tố gây bệnh.
Đông y còn phân biệt chứng hư hay chứng thực để điều trị. Chứng thực thường có hai thể phong hàn và phong nhiệt. Chứng hư thường do phế khí hư, tỳ khí hư hoặc thận dương hư.



Tùy theo từng thể bệnh mà có phương cách điều trị thích hợp
1. Thể phong hàn phạm phế 
- Triệu chứng: Mũi ngứa, hắt hơi từng đợt, nước mũi chảy nhiều, trong, tăng lên khi bị cảm gió lạnh, nghẹt mũi, người ớn lạnh, sợ lạnh.
- Phép trị : Sơ phong, tán hàn, thông khiếu (bằng những loại thuốc có vị cay, tính ấm, nóng).
- Bài thuốc : Thương nhĩ tử (ké đầu ngựa ) 12g, quế chi 4-6g, bạch chỉ 8-10g, kinh giới 8-10g, bèo cái 10-12g (chỉ lấy lá, bỏ rễ), thông bạch (hành trắng ) 6-8g, gừng tươi 4-6g, mã đề 8-10g, đại táo 3 quả. Nấu với 600 ml nước, sắc còn 300 ml, chia 2 lần uống ấm trước bữa ăn .
2. Thể phong nhiệt phạm phế 
- Triệu chứng: Mũi ngứa, hắt hơi, chảy nước mũi vàng nhẹ, nghẹt mũi, khứu giác bị giảm, gặp trời nóng thì chảy mũi liên tục kèm phát sốt, nhức đầu, ra mồ hôi.
- Phép trị : Tán phong thanh nhiệt, thông khiếu (bằng thuốc có vị cay, tính mát ).
- Bài thuốc : Kim ngân hoa 12-16g, ké đầu ngựa 12g, bồ công anh (hoặc sài đất) 12g, lá dâu tằm 8-10g, rau diếp cá 10-12g, cúc tần 8-10g, mã đề 8-10g, cam thảo nam 8-10g, bạc hà 6-8g, kinh giới 8-10g. Nấu với 750 ml nước, sắc còn 300 ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn. Uống thuốc nguội.
3. Thể phế, tỳ khí hư
- Triệu chứng : Mũi ngứa, nhức, hắt hơi nhiều, nước mũi trong, chảy nhiều, khi gặp lạnh hoặc khi gặp dị ứng nguyên thì bệnh phát, tái phát liên tục kèm theo tình trạng thở ngắn hơi, khó thở, người mệt mỏi, không có sức.
- Phép trị : Ích phế cố biểu, bổ khí thông khiếu.
- Bài thuốc : Đẳng sâm 12g, rễ đinh lăng 12g, kinh giới 10-12g, bạch chỉ 8-10g, bạc hà 8-10g, mã đề 8-10g, ý dĩ (sao) 12g, đậu ván (sao) 12g, ké đầu ngựa 12g, ngũ vị tử 6g. Nấu với 750 ml nước, sắc còn 300 ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.
Hoặc dùng bài thuốc sau : Đậu ván 12g, đinh lăng 12g, vỏ trái sầu riêng 10g, ké đầu ngựa 12g, kinh giới 8g, bèo cái 12g, kim ngân hoa 8g, lá lốt 8g, cam thảo nam 8g. Nấu với 750ml nước, sắc còn 200ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.
Trường hợp cơ thể có tình trạng  thận dương hư, thì có thể gia thêm một số vị thuốc có tác dụng bổ thận như: ba kích, quế chi, cốt toái bổ, thố ty tử (hạt tơ hồng ), trinh nữ tử (hạt mắc cở ), câu kỷ tử, …mỗi thứ 10-12g.
Một số vị thuốc Nam thường được dùng chữa viêm mũi dị ứng là bèo cái, còn gọi là bèo ván, bèo tai tượng, ké đầu ngựa, còn gọi là thương nhĩ tử, kim ngân hoa, kinh giới, lá lốt...

Tế tân chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả theo Đông y


Khi bị viêm mũi dị ứng, nếu cơ thể còn có sức, không có tình trạng cơ thể suy yếu thì có thể dùng một trong các bài thuốc đơn giản:
- Bột ké đầu ngựa :  Lấy quả ké đầu ngựa 500g, thu hái khi già nhưng chưa ngả màu vàng, phơi hoặc sấy thật khô, sao vàng cho xém các gai nhỏ rồi tán thành bộ mịn. Ngày uống 6 – 12g, chia làm 2 lần trước bữa ăn, uống với nước ấm (theo các tài liệu cổ thì uống ké đầu ngựa phải kiêng ăn thịt heo).
- Sirô bèo cái : Lấy khoảng 250g bèo cái tươi (thu hái tốt nhất vào mùa hạ), rửa thật sạch, bỏ rễ và lá vàng úa, giã nát vắt lấy nước, lọc qua gạc. Nước bèo cái pha với sirô để uống trong ngày.
Theo một công trình nghiên cứu về khả năng chống dị ứng của bèo cái của Trường Đại học Dược Hà Nội (Kỷ yếu công trình dược. NXB Y học 1978), dùng bèo cái tươi với liều 200g/ ngày trong 1 – 2 tháng không thấy có tác dụng phụ nào xảy ra. Cần phân biệt bèo cái với bèo tây (lục bình, bèo Nhật Bản).
- Nước mật gừng : Gừng tươi 30g, bèo cái tươi 100 – 120g, hai thứ rửa sạch, giã nát, hoà với nước lọc lấy 150 – 200ml nước cốt. Trộn đều với mật ong 20g, đun sôi. Chia làm 3 lần uống lúc đói, uống với nước ấm.
- Thực trị : Nên ăn yaourt, hành tây, các loại rau thơm gia vị (kinh giới, tía tô, bạc hà, húng quế, ngò gai, lá đinh lăng…), ngũ cốc còn lứt (chưa xát, chứa nhiều selenium) sẽ giúp ngăn ngừa dị ứng. Không nên ăn các loại quả mọng nước như lê, dưa leo, cà chua, nho, mận, táo … Không uống nước đá lạnh hoặc các thức uống ướp quá lạnh…
 http://thaoduocgiatruyentotnhat.blogspot.com/
16:55 - By Unknown 0

Thứ Tư, 18 tháng 3, 2015

Trị hôi nách vĩnh viễn đơn giản tại nhà

Trị hôi nách vĩnh viễn đơn giản tại nhà

Hôi nách là một căn bệnh về vi khuẩn, nó khiến cho nhiều bạn bị mặc cảm khi ở những nơi đông người. Hãy cùng chúng tôi xoá bỏ nỗi lo muôn thuở đó với những cách trị hôi nách vĩnh viễn tại nhà.
Hôi nách không chỉ xảy ra ở nam giới không mà cả nữ giới cũng có khả năng mắc phải bệnh này. Người mắc phải bệnh rất dễ ngại ngùng khi có mặt ở những nơi đông người. Dưới đây sẽ là những bí quyết được đúc kết từ các chuyên gia về những cách trị hôi nách vĩnh viễn đơn giản tại nhà
Trị hôi nách vĩnh viễn đơn giản tại nhà

1. Trị hôi nách bằng Phèn chua

Phèn chua có khả năng chữa được các loại bệnh như ho ra máu, cao huyết áp, sốt rét… Ngoài ra, nó còn được dùng như một phương thuốc trị bệnh hôi nách.
                                           Phèn chua trị hôi nách vĩnh viễn đơn giản tại nhà

Cách thực hiện:
  • Trước tiên, bạn cần phải tắm cơ thể thật sạch rồi lấy phèn đem rang lên, tiếp tục giã nhuyễn cho ra bột rồi trét vào vùng dưới cánh tay. Cơ chế hoạt động là phèn chua sẽ giúp bạn khử đi lượng mồ hôi ở vùng dưới cánh tay nhờ chất nhôm sunfat.
  • Tuy nhiên, phương pháp này chỉ phát huy tác dụng đối với người bị hôi nách trong thời gian không quá lâu hoặc mùi hôi không nặng. Vì thế, nếu cảm thấy bệnh của mình nặng hơn thì bạn nên thực hiện Trị hôi nách vĩnh viễn đơn giản tại nhà khác hiệu quả hơn.

2. Cách chữa hôi nách bằng Gừng

Gừng không chỉ là một loại thực phẩm khá quen thuộc trong ẩm thực mà còn là cách trị hôi nách vĩnh viễn đơn giản tại nhà. Ngoài ra, gừng cũng có nhiều công dụng chữa bệnh như: giảm đau, chống nôn, kháng viêm, chữa hôi nách…Trong gừng có đến 20 tới 25% là tinh dầu và 20 tới 30% chất làm cay. Các chất này sẽ ngăn chặn khả năng tiết ra mồ hôi vùng nách, giúp bạn cảm thấy khô thoáng, không còn mùi hôi nữa.


Gừng và long não trị hôi nách vĩnh viễn đơn giản tại nhà

Cách thực hiện:
  • 20g gừng khô đã được giã mịn trộn đều với 4g long não. Các bạn thoa hỗn hợp trên lên vùng nách sau khi tắm, thực hiện 2 lần mỗi ngày.
  • Rửa sạch củ gừng rồi épra thành nước. Lấy nước ép có được bôi lên vùng nách khoảng 2 lần mỗi ngày, mùi hôi đảm bảo dần biến mất.

3. Mẹo trị hôi nách bằng Trầu không

Qua các nghiên cứu cho biết trong lá trầu không có nhiều chất như đường, tanin, tinh dầu và diataza. Tinh dầu lá trầu không có tác dụng chữa các bệnh: đau lưng, chống viêm, đau họng, đau đầu, làm sạch răng hay chữa bỏng. Hơn thế, trầu không có tính khử trùng. Vì thế, lá trầu không là một giải pháp rất tốt cho việc khử mùi.

Lá trầu trị hôi nách vĩnh viễn đơn giản tại nhà


Cách thực hiện:
  • Đầu tiên, các bạn cần rửa sạch lá trầu không. Đến lúc tắm, lấy lá chà vào vùng da dưới cánh tay.
  • Thực hiện đều đặn trong một tháng sẽ giúp bạn ngăn chặn mùi hôi một cách hiệu quả.
     

4. Phương pháp trị hôi nách bằng Trái chanh

Chanh không chỉ được sử dụng làm nước giải khát mà nó còn có khả năng ngăn chặn, loại bỏ mùi hôi trên cơ thể. Đó là vì trong trái chanh có nhiều axit khử trùng và mùi hôi.


Chanh trị hôi nách vĩnh viễn đơn giản tại nhà



Cách thực hiện:
  • Sau khi tắm, bạn cắt chanh ra thành từng lát nhỏ rồi lần lượt chà xát lên vùng nách. Thực hiện trong một tháng, chắc chắn mùi hôi trên cơ thể bạn sẽ bị đánh bay.

Đã mắc phải căn bệnh "khó nói" này thì ai cũng đều muốn chữa nhanh nhất có thể. Tuy nhiên, những cách chữa hôi nách mà thaoduocgiatruyentotnhat.blogspot.com nêu trên để có kết quả tốt bạn cần phải kiên trì thực hiện trong một thời gian dài. Vì thế, nếu "không thể nào chịu nổi" căn bệnh này nữa hãy tham khảo http://thaoduocgiatruyentotnhat.blogspot.com, vừa hiệu quả nhanh, vừa an toàn, vừa ngăn ngừa được bệnh tái phát.

Chúc các bạn sớm thoát khỏi căn bệnh "oái ăm" này!
16:56 - By Unknown 0

Thứ Ba, 17 tháng 3, 2015

Những vị thuốc quí dễ tìm chuyên trị gan

Cây chó đẻ, nhân trần… là những vị thuốc quý dễ tìm mà lại rẻ tiền, có thể giúp điều trị hiệu quả các chứng bệnh viêm gan.

Viêm gan là một trong những căn bệnh được đông y đề cập đến từ hàng nghìn năm nay trong phạm vi các chứng bệnh như hoàng đản, cấp hoàng, hiếp thống, tích tụ...
Các bài thuốc mang tính kinh điển và kho tàng kinh nghiệm dân gian điều trị viêm gan với cây cỏ quen thuộc quanh nhà, quanh vườn cũng hết sức phong phú. Bên cạnh các vị thuốc nổi tiếng như nhân trần, chi tử... đã từng được biết đến và nghiên cứu khá sâu, còn rất nhiều những cây cỏ quen thuộc với đời sống hàng ngày được dùng để phòng chống viêm gan như chó đẻ răng cưa (diệp hạ châu), bồ công anh, cỏ tím (tử hoa địa đinh), cỏ lưỡi rắn (bạch hoa xà thiệt thảo), cỏ roi ngựa (mã tiên thảo), thài lài tía, rễ cỏ tranh, sắn dây, phèn đen, bản lam căn, cối xay, kim tiền thảo, rễ bươm bướm, rau má, rễ lúa nếp, rễ cây bông, rễ và quả dứa dại, cành liễu, hạt mã đề (xa tiền tử), hạt gấc, hạt cải củ, nghệ đen, râu ngô... Các thảo dược này có thể dùng đơn độc hoặc phối hợp với nhau tạo thành những bài thuốc rất đơn giản, dễ kiếm, dễ dùng, rẻ tiền và có hiệu quả ở một mức độ nhất định.
Xin giới thiệu một số bài thuốc phổ biến, dễ làm, có hiệu quả để bạn đọc tham khảo và vận dụng khi cần thiết.
Cây nhân trần trị gan

Cây nhân trần đã được khoa học chứng minh có tác dụng điều trị viêm gan.
- Chó đẻ răng cưa 20 – 40g sắc với 600ml nước lấy 200ml, chia uống vài lần trong ngày. Cũng có thể dùng dưới dạng hãm uống thay trà.
- Nhân trần 60g, đại táo 250g, đậu xanh 125g, sắc uống hàng ngày.
- Rễ lúa nếp 100 – 150g cắt vụn, sắc lấy nước chia uống vài lần trong ngày.
- Cành và lá liễu tươi 60g sắc với 1 lít nước lấy 300ml, chia uống vài lần trong ngày.
- Bạch linh tán bột 20g, đậu đỏ 50g, ý dĩ 20g. Nấu đậu đỏ và ý dĩ thành cháo rồi cho bột bạch linh vào quấy đều, chế thêm một chút đường trắng, chia ăn hai lần trong ngày.
- Tử hoa địa đinh 30g tán bột, mỗi ngày uống 9g với nước ấm.
- Nhân trần bốn phần, hạt dành dành (chi tử) hai phần, lá mơ lông hai phần, bông mã đề hai phần. Tất cả sấy khô, thái vụn, trộn đều, mỗi ngày lấy 30g, hãm uống thay trà.
- Cỏ roi ngựa 60g, sắc uống hàng ngày.
- Nhân trần 30g, cúc hoa 15g, hãm uống thay trà.
- Râu ngô, kim tiền thảo, nhân trần, mỗi thứ 9g, sắc hoặc hãm uống.
- Rễ cây bông bảy cái sắc lấy nước chia uống hai lần trong ngày.
- Ngọn bầu non 50g đem nấu với củ cải và đậu phụ làm canh ăn.
- Cỏ lưỡi rắn 500g, nhân trần 150g, cam thảo sống 50g. Tất cả đem sấy khô, thái vụn, trộn đều, mỗi ngày dùng 60g, hãm uống thay trà.
- Nhân trần 150g, hạt dành dành sao đen 90g, vỏ quýt khô 70g. Tất cả đem sấy khô, thái vụn, trộn đều, mỗi ngày dùng 30g, hãm uống thay trà.
- Rễ cỏ tranh 400g, nhân trần 150g, bán biên liên 300g. Tất cả sấy khô, thái vụn, trộn đều, mỗi ngày dùng 50g, hãm uống thay trà.
- Ngũ vị tử tán vụn 100g, mỗi ngày uống 5g với nước ấm.
Cây chó đẻ trị bệnh gan

Cây chó đẻ cũng có tác dụng điều trị hiệu quả viêm gan
Cho đến nay, một số cây cỏ nêu trên đã được khoa học hiện đại nghiên cứu chứng minh tác dụng trị liệu bệnh viêm gan trên thực nghiệm và lâm sàng. Ví như, nhân trần có tác dụng kháng khuẩn, ức chế sự phát triển của virút viêm gan, lợi mật, bảo hộ tế bào gan, tiêu viêm giải nhiệt, lợi niệu, nâng cao năng lực miễn dịch của cơ thể; cây chó đẻ răng cưa (diệp hạ châu) có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, diệt nấm, bảo hộ tế bào gan và ức chế virút viêm gan B.
Một nghiên cứu lâm sàng sơ bộ trên 37 người mang virút viêm gan B với liều 200mg trong 30 ngày cho thấy có 22 người (59%) đã mất kháng nguyên bề mặt HBsAg của viêm gan B khi xét nghiệm ở ngày 15 – 20 và sau khi kết thúc liệu trình điều trị...
Điều đó cho thấy, việc sử dụng cây cỏ theo kinh nghiệm của đông y để phòng chống viêm gan là hoàn toàn có cơ sở khoa học. Vấn đề là ở chỗ, chúng ta phải có quan điểm thực sự cầu thị, nghiêm túc tiến hành khảo sát nghiên cứu, để từ đó đưa ra những sản phẩm có giá trị giúp cho quá trình phòng trị bệnh viêm gan có hiệu quả và đảm bảo an toàn.
Theo ThS Hoàng Khánh Toàn
Trưởng khoa đông y, bệnh viên trung ương quân đội
SGTT
16:39 - By Unknown 0

Thứ Sáu, 13 tháng 3, 2015

Đau khớp các dấu hiệu cần biết


Đau khớp các dấu hiệu cần biết

Đau khớp các dấu hiệu cần biết

Xương khớp cừng  vào buổi sáng
Triệu chứng này có biểu hiện như sau khó đi lại trong khoảng hơn nửa giờ sau khi thức dậy. Trên thực tế, hiện tượng cứng xương khớp vào buổi sáng xảy ra với tất cả mọi người nhưng thường đỡ dần khi bắt đầu sải chân và bước đi.
"Với bệnh đau khớp dạng thấp, có thể mất tới 30 phút để các khớp xương mềm trở lại, đôi lúc cần tới nhiều giờ, thậm chí cả ngày", Chaim Putterman, Trưởng khoa Thấp khớp tại Đại học Albert Einstein (Mỹ) nhận định.
Ngón chân cái trở nên đau dữ dội thất thường

Khớp sưng đỏ lên và đau , cảm giác nóng rát khi chạm vào và mềm hơn. Mặc dù hiện tượng này có thể xảy ra ở các vùng khớp khác nhưng ngón chân cái thường là vị trí phát bệnh phổ biến nhất. Thường thì trong cùng một thời điểm, chỉ một khớp bị ảnh hưởng.
Bị cúm cũng là triệu chứng của đau khớp

Thường xuyên mệt mỏi, ăn không ngon, giảm cân, thiếu máu hoặc sốt kéo dài hằng tuần, những triệu chứng này thường xuất hiện cùng lúc với những cơn đau và cứng xương khớp .
Ngoài ra, còn có một số dấu hiệu khác như mắt bị khô, đau và có thể có màu đỏ. Những triệu chứng này có thể đến từ từ hoặc xuất hiện đột ngột.
Bệnh đau khớp
Bệnh đau khớp
Đau khớp khi leo cầu thang
Ở triệu chứng này, phần khớp đầu gối cứng hoặc đau nhói mỗi khi bị gập lại như lúc di chuyển lên, xuống cầu thang, đặc biệt là với người quá cân hoặc béo phì.
Theo Patience White, Phó Chủ tịch Quỹ Phong thấp tại Mỹ: "Mỗi 0,5kg cân nặng thừa giống như một khối nặng 2kg đè lên đầu gối". 60% người béo phì mắc bệnh viêm khớp.
Một số biểu hiện khác của triệu chứng gồm đi tập tễnh, không thể duỗi khuỷu tay, khó đi đứng vững và kiễng chân.
Vết sưng lạ trên ngón tay
đau khớp ngón tay cái
đau khớp ngón tay cái
Ngoài ra, những đốt xương thường bị cứng, khó di chuyển, mặc dù có thể hiện tượng này không gây đau đớn.
Không chỉ ngón tay, ngón chân của những bệnh nhân bị viêm khớp cũng có thể xuất hiện các triệu chứng tương tự.
Đau đến mất ngủ
Khi bị viêm khớp, người bệnh thường đau khớp đến mức không thể ngủ được hoặc bị tỉnh giấc giữa đêm.
Một khi những cơn đau này trở nên mãn tính, bệnh nhân thường tránh tham gia những hoạt động ngoài xã hội và có thể bị trầm cảm.
Đau nhức, khó cử động tay
Biểu hiện của triệu chứng là khó khăn trong việc buộc dây giày, xoay chìa khóa trong ổ, dùng dao và nĩa... Những khớp xương bị tác động có thể đỏ hơn vùng da xung quanh, khi chạm vào thấy đau và nóng.
Khi bị viêm khớp dạng thấp, rất nhiều khớp xương khác nhau ở bàn tay và cổ tay đều bị ảnh hưởng, khiến việc điều khiển bàn tay và ngón tay trở nên khó khăn. Viêm khớp dạng thấp là một căn bệnh đối xứng, nghĩa là cả hai bên của cơ thể, chân và tay đều có xu hướng bị ảnh hưởng cùng một lúc. Trong khi đó, nếu bị bệnh viêm khớp xương mãn tính, các khớp bị tác động thường không đối xứng.
Theo Thu Thương - Ngọc Khanh (Bee.net)
11:04 - By mrtri 0

Liên Hệ

THẢO DƯỢC GIA TRUYỀN DOCTOR NINH
Hotline: 0936 878 604 MR Tài
Địa chỉ: Thôn 6, Xã Gia Viễn, Cát Tiên, Lâm Đồng

Tư vấn Bệnh

Tư vấn Bệnh

Facebook

back to top